Lợi ích là nhu cầu đã được chủ thể nhận thức và trở thành động lực bên trong

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN (2022) (Trang 60 - 61)

thôi thúc chủ thể của nhu cầu hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu đó.

Trong cuộc sống của con người có rất nhiều loại nhu cầu, nhưng không phải nhu cầu nào cũng là lợi ích, chỉ những nhu cầu đã được chủ thể nhận thức, trở thành động lực thúc đẩy chủ thể hành động nhằm thỏa mãn nhu cầu, thì nhu cầu đó mới là lợi ích.Vì thế, khi nhu cầu là động lực thúc đẩy chủ thể hoạt động nhưng chủ thể không thỏa mãn được nhu cầu, khi đó chủ thể không đạt được lợi ích, ngược lại khi nhu cầu là động lực hoạt động của chủ thể đã được đáp ứng khi đó chủ thể đã đạt được lợi ích của mình.

Lợi ích luôn mang tính lịch sử tùy thuộc vào trình độ phát triển của xã hội, điều kiện sống và nhu cầu của mỗi chủ thể ở từng giai đoạn.

Nhu cầu của con người có hai loại là nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần, vì thế lợi ích cũng có hai loại, lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần, tùy theo điều kiện hoàn cảnh cụ thể mà lợi ích vật chất hay lợi ích tinh thần đóng vai trò quyết định đối với hoạt động của con người. Nhưng xem xét một cách tổng thể và xuyên suốt quá trình tồn tại của con người và xã hội thì lợi ích vật chất đóng vai trò quyết định thúc đẩy hoạt động của cá nhân, tổ chức cũng như xã hội.

- Lợi ích kinh tế là những nhu cầu vật chất được chủ thể của nhu cầu nhận thức và

trở thành động lực thúc đẩy chủ thể tham gia vào hoạt động kinh tế để thỏa mãn những nhu cầu đó, Như vậy, lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất, nhưng không phải mọi lợi ích vật

chất đều là lợi ích kinh tế.

- Bản chất và biểu hiện của lợi ích kinh tế.

Về bản chất, lợi ích kinh tế phản ánh mục đích và động cơ của các quan hệ giữa

các chủ thể trong nền sản xuất xã hội. Các thành viên trong xã hội xác lập các quan hệ kinh tế với nhau vì trong các quan hệ đó luôn hàm chứa những lợi ích kinh tế. Các quan hệ luôn mang tính lịch sử, do vậy, lợi ích kinh tế trong mỗi giai đoạn cũng phản ánh bản chất xã hội của giai đoạn lịch sử đó.

Về biểu hiện, gắn với các chủ thể kinh tế khác nhau là những lợi ích kinh tế tương

ứng, lợi ích kinh tế là lợi nhuận, tiền công, lợi tức… tùy thuộc vào vị trí, vai trò của chủ thể trong quan hệ kinh tế, hay nói cách khác lợi ích kinh tế của các chủ thể kinh tế do quan hệ sản xuất mà trước hết là quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất quyết định.

+ Lợi ích kinh tế là động lực trực tiếp của các chủ thể kinh tế và hoạt động kinh tế - xã hội.

Con người tiến hành các hoạt động kinh tế trước hết là để thỏa mãn các nhu cầu vật chất, nâng cao phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất của mình. Trong nền kinh tế thị trường, phương thức và mức độ thỏa mãn nhu cầu vật chất phụ thuộc vào mức thu nhập và chất lượng, số lượng hàng hóa và dịch vụ mà xã hội có. Mọi chủ thể kinh tế đều phải hành động để nâng cao mức thu nhập.

Tuy nhiên, các chủ thể kinh tế khi thực hiện lợi ích lại luôn phải đặt lợi ích của mình trong quan hệ với lợi ích của các chủ thể kinh tế khác, vì hoạt động kinh tế luôn là hoạt động mang tính chất xã hội. Trong điều kiện đó, khi theo đuổi lợi ích chính đáng của mình, các chủ thể kinh tế đã đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển và nâng cao đời sống của xã hội.

+ Lợi ích kinh tế là cơ sở thúc đẩy sự phát triển các lợi ích khác

Lợi ích kinh tế mang tính khách quan và là động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế - xã hội, mọi sự vận động của lịch sử, dù dưới hình thức nào, xét đến cùng, đều xoay quanh vấn đề lợi ích, mà trước hết là lợi ích kinh tế. Khi lợi ích kinh tế được thực hiện sẽ tạo điều kiện vật chất cho sự hình thành và thực hiện lợi ích chính trị, lợi ích xã hội, lợi ích văn hóa của các chủ thể xã hội. Tuy nhiên, chỉ khi có sự đồng thuận, thống nhất giữa các lợi ích kinh tế thì lợi ích kinh tế mới thực hiện được vai trò của mình. Ngược lại, việc theo đuổi lợi ích kinh tế không chính đáng, không hợp lý, không hợp pháp sẽ trở thành trở ngại cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

5.3.1.2. Quan hệ lợi ích kinh tế

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN (2022) (Trang 60 - 61)