- Khi xuất hiện phạm trù chi phí sản xuất thì giá trị hàng hóa c+ (v + m) sẽ
5.1.1. Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Kinh tế thị trường là sản phẩm của văn minh nhân loại, là kết quả lâu dài của sự phát triển lực lượng sản xuất và xã hội hóa các quan hệ kinh tế, trải qua các giai đoạn kinh tế thị trường sơ khai, kinh tế thị trường tự do và kinh tế thị trường hiện đại. Tuy nhiên, không có mô hình kinh tế thị trường chung cho mọi quốc gia và mọi giai đoạn phát triển. Mỗi nước có mô hình kinh tế thị trường riêng, như : kinh tế thị trường tự do mới ở Mỹ; kinh tế thị trường xã hội ở Cộng hòa liên bang Đức, kinh tế thị trường Nhật Bản… Mỗi nền kinh tế thị trường vừa có những đặc điểm tất yếu không thể thiếu của nền kinh tế thị
trường nói chung vừa có những đặc trưng phản ánh những điều kiện lịch sử, chính trị, kinh tế - xã hội của quốc gia đó.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vận hành theo các quy luật của thị trường đồng thời góp phần hướng tới từng bước xác lập một xã hội mà ở đó dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; có sự điều tiết của Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh là những giá trị của xã hội tương lai, trên thế giới hiện nay chưa có quốc gia nào hội đủ những giá trị trên. Vì thế, những giá trị trên loài người còn phải tiếp tục phấn đấu mới có thể đạt được một cách đầy đủ trong hiện thực xã hội. Định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là hướng tới các giá trị cốt lõi của xã hội tương lai đó.
Nền kinh tế thị trường trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế trong đó các hoạt động kinh tế của các chủ thể trên thị trường hướng tới góp phần xác lập được các giá trị xã hội thực tế với hệ giá trị đầy đủ của xã hội tương lai. Trong quá trình đó, nền kinh tế thị trường không thể thiếu vai trò điều tiết của nhà nước.