Về quan hệ giữa gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội: Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam phải thực hiện gắn tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN (2022) (Trang 57 - 60)

trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam phải thực hiện gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội; phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa - xã hội; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và từng giai đoạn phát triển. Tiến bộ và công bằng xã hội vừa là điều kiện (phương tiện) bảo đảm sự phát triển bền vững, vừa là mục tiêu của chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta phải hiện thực hóa từng bước trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Đối với các nước tư bản chủ nghĩa, ngày nay cũng đặt ra vấn đề giải quyết công bằng xã hội. Song nó chỉ được đặt ra khi những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường đã làm gay gắt các vấn đề xã hội đe dọa sự tồn vong của chủ nghĩa tư bản, hay nói cách khác giải quyết vấn đề công bằng xã hội đối với các nước tư bản chủ nghĩa chỉ là phương tiện để duy trì chế độ tư bản chủ nghĩa chứ không phải là mục tiêu của chế độ đó.

5.2. HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃHỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

5.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa ở Việt Nam hội chủ nghĩa ở Việt Nam

5.2.1.1. Thể chế và thể chế kinh tếa) Thể chế và thể chế kinh tế a) Thể chế và thể chế kinh tế * Thể chế

Thể chế là những quy tắc, luật pháp, bộ máy quản lý và cơ chế vận hành nhằm điều chỉnh các hoạt động của con người trong một chế độ xã hội.

* Thể chế kinh tế:

Thể chế kinh tế là hệ thống quy tắc, pháp luật, bộ máy quản lý và cơ chế vận hành nhằm điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh tế, các hành vi sản xuất kinh doanh và các quan hệ kinh tế.

Các bộ phận của thể chế kinh tế bao gồm: hệ thống pháp luật về kinh tế của nhà nước, các quy tắc xã hội được nhà nước thừa nhận; hệ thống các chủ thể thực hiện các hoạt động kinh tế; các cơ chế, phương pháp, thủ tục thực hiện các quy định và vận hành nền kinh tế.

b) Thể chế kinh tế thị trường định hướng XNCH

Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là hệ thống đường lối, chủ trương chiến lược, hệ thống pháp luật, chính sách xác lập cơ chế vận hành, điều chỉnh hành vi và các quan hệ kinh tế của các chủ thể có liên quan đến hoạt động kinh tế, nhằm hướng tới thiết lập đồng bộ các yếu tố thị trường hiện đại theo hướng góp phần thúc đẩy dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.

Lý do phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XNCH

Thứ nhất, kinh tế thị trường ở nước ta mới được hình thành và đang phát triển, nên

thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta chưa đồng bộ.

Việc tiếp tục xây dựng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường là yêu cầu mang tính khách quan để phát huy mặt tích cực, khắc phục những khuyết tật, tiêu cực của cơ chế thị trường.

Thứ hai, hệ thống thể chế chưa đầy đủ.

Thể chế kinh tế thị trường là sản phẩm của nhà nước, nhà nước quyết định số lượng, chất lượng và toàn bộ tiến trình xây dựng, hoàn thiện thể chế. Nhà nước Việt Nam về bản chất là nhà nước của dân, do dân, vì dân, vì thế thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam phải là thể chế phục vụ lợi ích, vì lợi ích của nhân dân. Do vậy, nhà nước phải xây dựng và không ngừng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường để thực hiện mục tiêu của nền kinh tế.

Thứ ba, hệ thống thể chế còn kém hiệu lực, hiệu quả, thiếu các yếu tố thị trường và

các loại thị trường.

Trên thực tế, trong kinh tế thị trường định hướng XNCH ở Việt Nam còn nhiều khiếm khuyết, hệ thống thể chế chưa đủ mạnh và hiệu quả thực thi chưa cao; chưa có đầy đủ các loại thị trường và các yếu tố của thị trường, chất lượng của chúng còn ở trình độ thấp. Do đó, tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là yêu cầu khách quan.

5.2.2. Nội dung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa ở Việt Nam nghĩa ở Việt Nam

a) Hoàn thiện thể chế về sở hữu và phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp

- Hoàn thiện thể chế về sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng XNCH ở Việt Nam cần thực hiện các nội dung sau:

Một là, thể chế hóa đầy đủ quyền tài sản (quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền

minh bạch về nghĩa vụ và trách nhiệm trong thủ tục hành chính nhà nước và dịch vụ công để quyền tài sản được giao dịch thông suốt, bảo đảm hiệu lực thực thi và bảo vệ có hiệu quả quyền sở hữu tài sản.

Hai là, tiếp tục hoàn thiện pháp luật về đất đai, tài nguyên để huy động, phân bổ và

sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, khắc phục tình trạng sử dụng đất lãng phí.

Ba là, hoàn thiện pháp luật về quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên Bốn là, hoàn thiện pháp luật về đầu tư vốn nhà nước, quản lý và sử dụng có hiệu

quả tài sản công, phân biệt rõ tài sản đưa vào kinh doanh và tài sản để thực hiện chính sách xã hội.

Năm là, hoàn thiện thể chế về sở hữu trí tuệ theo hướng khuyến khích sáng tạo, bảo đảm tính minh bạch và tin cậy, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Sáu là, hoàn thiện pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp dân sự theo hướng thống nhất, đồng bộ. Phát triển hệ thống đăng ký các loại tài sản, nhất là bất động sản.

Bảy là, “xây dựng và thực thi pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch nâng cao chất lượng, hiệu quả quản trị quốc gia”

- Hoàn thiện thể chế phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp, cần thực hiện các nội dung sau :

Một là, nhất quán một mặt bằng pháp lý cho các loại hình doanh nghiệp, không phân biệt thành phần kinh tế và hình thức sở hữu. Mọi doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường, bình đẳng trước pháp luật.

Hai là, hoàn thiện pháp luật về đầu tư, kinh doanh, xóa bỏ các rào cản; hoàn thiện thể chế cạnh tranh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh; hoàn thiện pháp luật về đấu thầu, đầu tư công.

Ba là, hoàn thiện thể chế về cạnh tranh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, xử lý dứt điểm tình trạng chồng chéo các quy định về điều kiện kinh doanh.

Bốn là, rà soát, hoàn thiện pháp luật về đấu thầu đầu tư công và các quy định có liên quan, kiên quyết xóa bỏ các quy định bất hợp lý.

Năm là, hoàn thiện các mô hình sản xuất kinh doanh, thúc đẩy các thành phần kinh tế, các khu vực kinh tế phát triển đồng bộ.

b) Hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường (hàng hóa, giá cả, cung cầu…) và các loại thị trường (thị trường hàng hóa, thị trường vốn…), đảm bảo chúng phải được vận hành theo nguyên tắc thể chế thị trường.

c) Hoàn thiện thể chế để đảm bảo gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội

Hoàn thiện thể chế thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện các cam kết quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa trong hợp tác quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, bảo vệ lợi ích quốc gia – dân tộc.

d) Hoàn thiện thể chế nâng cao năng lực hệ thống chính trị, phát huy được sức mạnh về trí tuệ, nguồn lực và sự đồng thuận của toàn dân tộc để xây dựng thành công kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

5.3. CÁC QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ Ở VIỆT NAM5.3.1. Lợi ích kinh tế và quan hệ lợi ích kinh tế 5.3.1. Lợi ích kinh tế và quan hệ lợi ích kinh tế

5.3.1.1. Khái niệm lợi ích kinh tế

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN (2022) (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w