Nâng cao chất lượng giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn

Một phần của tài liệu 1-_De_an_NTM-_moi (Trang 28 - 30)

giảm nghèo tại vùng đồng bào DTTS và miền núi.

- Các nguồn vốn huy động hợp pháp khác ngoài ngân sách để thực hiện.

5. Nâng cao chất lượng giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe người dânnông thôn nông thôn

a) Mục tiêu:

- Đạt yêu cầu của tiêu chí số 14; tiêu chí số 15 trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM. Đến năm 2025, có ít nhất 95% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 14 về Giáo dục và đào tạo; Đến năm 2025, có 70% trường mầm non, 95% trường tiểu học, 80% trường trung học cơ sở, 60% trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia; ít nhất 98% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 15 về Y tế theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi khu vực nông thôn dưới 20%, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt tối thiểu 95%; đảm bảo tiếp cận toàn dân tới các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục.

- Đạt yêu cầu của chỉ tiêu từ 5.3 đến 5.6 của tiêu chí số 5; tiêu chí số 14 trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao. Đến năm 2025, có ít nhất 50% số xã đạt chuẩn chỉ tiêu từ 5.3 đến 5.7 của tiêu chí số 5 về Giáo dục; ít nhất 50% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 14 về Y tế theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao.

- Đạt yêu cầu của chỉ tiêu 5.1 của tiêu chí số 5 về Y tế - Văn hóa – Giáo dục trong Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao. Đến năm 2025, có ít nhất 20% số huyện đạt chuẩn chỉ tiêu 5.1 của tiêu chí số 5 trong Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao.

b) Nhiệm vụ: Chú trọng nâng cao hiệu quả của công tác y tế tại tuyến xã

dinh dưỡng trẻ em và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân nông thôn; Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục nông thôn.

c) Nội dung:

- Nội dung 1. Tổ chức rà soát, sắp xếp lại các trường, điểm trường, lớp học gắn với việc bố trí đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 2428/QĐ-UBND ngày 04/9/2020 của UBND tỉnh. Tập trung đầu tư để nâng cao chất lượng giáo dục; duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, THCS và nâng cao tỷ lệ biết chữ cho người lớn; ưu tiên các chính sách để hỗ trợ cho học sinh vùng còn nhiều khó khăn, vùng đặc biệt khó khăn ở miền núi, vùng ven biển và hải đảo để nâng cao tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường, đáp ứng yêu cầu thực hiện Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư và Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 25/4/2017 của Tỉnh ủy về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Nam đến 2020 và định hướng đến 2025. Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo lộ trình đề ra. Thực hiện tốt công tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS, THPT giai đoạn 2018-2025. Tiếp tục triển khai hiệu quả các Nghị quyết, Đề án của tỉnh đã ban hành liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo giai đoạn 2021- 2025; xây dựng Đề án phát triển giáo dục miền núi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia theo quy định.

- Nội dung 02. Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới đáp ứng yêu cầu của Bộ Tiêu chí quốc gia về NTM, đảm bảo hiệu quả phòng chống bệnh lây nhiễm, cải thiện tình trạng dinh dưỡng và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân nông thôn; xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư các Trung tâm y tế huyện đạt chuẩn; triển khai hiệu quả Đề án xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới (Quyết định số 2348/QĐ- TTg ngày 05/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ).

- Nội dung 03. Tăng cường chất lượng dịch vụ y tế ở tuyến xã, huyện, đảm bảo chăm sóc sức khỏe người dân “toàn diện, liên tục”; phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đến 2025 của Nghị quyết 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới và Nghị quyết 21- NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới trên địa bàn nông thôn. Có kế hoạch đầu tư trang thiết bị hiện đại về khám chữa bệnh tại các Trạm Y tế xã, thực hiện thí điểm công nghệ điều trị y tế từ xa để giảm thiểu chi phí điều trị cho người dân; thực hiện tốt quản lý sức khỏe điện tử.

- Nội dung 04. Chú trọng đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em ở khu vực nông thôn. Cung cấp các can thiệp trực tiếp phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi. Kiểm soát sự gia tăng thừa cân béo phì ở trẻ em. Thực hiện tốt “Chương trình Sữa học đường” theo Nghị quyết số 15/2019/NQ-HĐND ngày 17/12/2019 của HĐND tỉnh nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mầm non và học sinh tiểu học tại các huyện miền núi.

d) Cơ quan chủ trì, hướng dẫn thực hiện:

- Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, hướng dẫn thực hiện các nội dung số 01. - Sở Y tế chủ trì, hướng dẫn thực hiện các nội dung số 02, 03, 04.

đ) Nguồn vốn thực hiện: Vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương; vốn hỗ trợ

ngân sách địa phương (tỉnh, huyện, xã); vốn lồng ghép từ các Chương trình, Đề án, dự án trên địa bàn.

Một phần của tài liệu 1-_De_an_NTM-_moi (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w