IX. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Về kinh tế: Chương trình NTM với Bộ tiêu chí NTM trên hầu hết các lĩnh vực trong kinh tế, xã hội ở cấp xã, huyện, có quy hoạch chung xây dựng xã
lĩnh vực trong kinh tế, xã hội ở cấp xã, huyện, có quy hoạch chung xây dựng xã và quy hoạch vùng huyện được duyệt, đây là nền tảng để lồng ghép tất cả các nguồn lực vào phát triển kinh tế - xã hội ở cấp xã huyện. Ngoài ra, Chương trình lấy mục tiêu nâng cao thu nhập là trọng tâm nên tác động đối với tái cơ cấu kinh tế và tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Một trong những nội dung trọng tâm ưu tiên thực hiện trong giai đoạn 2021-2025 của Chương trình là xây dựng NTM gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, trong đó, tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng NTM theo hướng nông nghiệp sinh thái, kinh tế tuần hoàn, chú trọng khai thác được lợi thế của mỗi vùng, miền và thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao thu nhập người dân theo hướng bền vững. Do vậy, hàng loạt những giải pháp sẽ được thực hiện như: phát triển nông nghiệp quy mô lớn gắn với liên kết chuỗi giá trị, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, đẩy mạnh nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng kinh tế tuần hoàn; phát triển công nghiệp chế biến nông sản, phát triển xuất khẩu nông sản gắn với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống trung tâm cung ứng nông sản hiện đại, xúc tiến tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm, phát triển các sản phẩm đặc thù theo Chương trình OCOP và dịch vụ nông thôn… việc thực hiện các nội dung của Chương trình, là trực tiếp thực hiện tái cơ cấu kinh tế nông thôn nói chung và cơ cấu lại ngành nông nghiệp nói riêng trên địa bàn tỉnh, huyện, xã. Phấn đấu có ít nhất 80% số xã đạt tiêu chí số 10 về Thu nhập, thu nhập tăng 1,5 lần so với thu nhập năm 2020.