Huy động đóng góp của cộng đồng dân cư (quy ra tiền) 938.623 1.200,000 127%

Một phần của tài liệu 1-_De_an_NTM-_moi (Trang 38 - 42)

2. Giải trình huy động nguồn lực 2021-2025:a) Ngân sách Nhà nước a) Ngân sách Nhà nước

- Ngân sách Trung ương: Dự kiến khoảng 930 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư phát triển dự kiến 630 tỷ đồng, kinh phí sự nghiệp dự kiến 300 tỷ đồng (giảm gần 50%(16) so với vốn Ngân sách Trung ương đã phân bổ cho Chương trình NTM giai đoạn 2016-2020: 930 tỷ đồng/1.837,400 tỷ đồng).

(Nếu trung ương bố trí kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025 thấp hơn mức đề xuất nêu trên thì sẽ giảm định mức hỗ trợ hoặc giảm mục tiêu. Nếu Trung ương hỗ trợ cao hơn số dự kiến sẽ nâng định mức hỗ trợ cho từng nhóm xã, huyện cho phù hợp).

- Ngân sách tỉnh: Dự kiến khoảng 1.200 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư 650 tỷ đồng (vốn đầu tư giảm 458 tỷ đồng so với giai đoạn 2016-2020 đã bố trí là

1.108 tỷ đồng) và kinh phí sự nghiệp 550 tỷ đồng (kinh phí sự nghiệp tăng 112 tỷ đồng so với giai đoạn 2016-2020 đã bố trí là 438 tỷ đồng).

So với giai đoạn trước thì giai đoạn này ngân sách tỉnh giảm khoảng 347 tỷ đồng, tương ứng giảm khoảng 23% so với mức ngân sách tỉnh đã phân bổ cho Chương trình NTM giai đoạn 2016-2020 (1.200 tỷ đồng giai đoạn 2021- 2025/1.547 tỷ đồng đã bố trí giai đoạn 2016-2020). Nếu tính ngân sách tỉnh so với ngân sách Trung ương thì gấp 1,29 lần(17).

Bảng số 02: Kế hoạch và tiến độ bố trí ngân sách tỉnh giai đoạn 2021-2025

Thời gian thực hiện Kế hoạch bố trí tổng vốn ngân sách tỉnh theo từng năm Kế hoạch bố trí vốn ngân sách tỉnh theo nguồn vốn Vốn (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Vốn ĐTPT (tỷ đồng) Kinh phí sự nghiệp (tỷ đồng) 2021-2025 1.200 100% 650 550 Năm 2021 230 19% 120 110 Năm 2022 292 25% 182 110 Năm 2023 308 26% 198 110 Năm 2024 185 15% 75 110 Năm 2025 185 15% 75 110

- Ngân sách huyện: Dự kiến 750 tỷ đồng (tăng hơn khoảng 51,4 tỷ đồng so với ngân sách cấp huyện giai đoạn 2016-2020), bình quân ngân sách cấp 16() Giai đoạn 2021-2025, do tình hình dịch Covid-19 nên Trung ương dự kiến bố trí vốn Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên cả nước giảm gần 50% so với giai đoạn 2016-2020 (dự kiến bố trí giai đoạn 2021- 2025 là 39.632 tỷ đồng/63.155 tỷ đồng đã bố trí giai đoạn 2016-2020)

17() Theo quy định của Trung ương thì ngân sách địa phương đối ứng tối thiểu 1,5 lần như giai đoạn 2016-2020 tại Quyết định số 12/2017/QĐ-TTg. tại Quyết định số 12/2017/QĐ-TTg.

huyện bố trí đối ứng khoảng 8,3 tỷ đồng/năm. Vốn đối ứng của các địa phương chủ yếu từ các nguồn: Đầu tư XDCB tập trung, giảm các dự án khác để tập trung đầu tư trực tiếp cho xây dựng NTM; thực hiện cơ chế ưu tiên bố trí từ nguồn thu chuyển quyền sử dụng đất; khoản thu ngân sách cấp huyện hàng năm (trong đó ưu tiên khoản ngân sách vượt thu, tăng thu để bố trí đối ứng xây dựng NTM).

- Vốn cấp xã: Dự kiến khoảng 300 tỷ đồng, tăng hơn giai đoạn 2016-2020 khoảng 76 tỷ đồng; bình quân mỗi xã đối ứng khoảng 1,54 tỷ đồng để xây dựng NTM. Nguồn đối ứng của cấp xã chủ yếu từ đấu giá quyền sử dụng đất, thu khoáng sản hoặc ngân sách cấp tỉnh, huyện hỗ trợ để đối ứng (đối với các xã

không có nguồn thu).

a2) Lồng ghép từ các Chương trình, dự án: Dự kiến lồng ghép khoảng

4.618 tỷ đồng, từ các Chương trình, dự án trong giai đoạn 2021-2025, cụ thể:- Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Dự kiến khoảng 500 tỷ đồng.

- Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững: Dự kiến khoảng 300 tỷ đồng.

- Chương trình Đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn" sử dụng vốn vay và viện trợ không hoàn lại của ADB: Dự kiến khoảng 150 tỷ đồng. - Đề án Kiên cố hóa hệ thống đường huyện và giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025: Dự kiến lồng ghép nguồn vốn từ ngân sách tỉnh là 1.532 tỷ đồng.

- Đề án phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền số tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021 – 2025: Dự kiến khoảng 200 tỷ đồng.

- Nghị quyết số 04/2021/NQ-HĐND ngày 13/01/2021 về quy định cơ chế khuyến khích đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sạch tập trung trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025: Dự kiến khoảng 100 tỷ đồng.

- Nghị quyết số 01/2020/NQ-HĐND ngày 21/4/2020 về cơ chế khuyến khích đầu tư, hỗ trợ khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020 – 2030: Dự kiến khoảng 200 tỷ đồng.

- Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND ngày 13/01/2021 về quy định chính sách hỗ trợ thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội dồng và tưới tiên tiến tiết kiệm nước giai đoạn 2021 – 2025: Dự kiến khoảng 250 tỷ đồng.

- Kinh phí đầu tư theo Nghị quyết 17/2019/NQ-HĐND ngày 17/12/2019 của HĐND tỉnh: Dự kiến khoảng 100 tỷ đồng.

- Nghị quyết số 28/NQ-HĐND ngày 19/4/2021 về hỗ trợ xây dựng hệ thống truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2021 – 2023: Dự kiến khoảng 20 tỷ đồng.

- Chính sách Phát triển hợp tác xã trên địa bàn tỉnh (Nghị quyết số

- Chính sách Phát triển kinh tế vườn - kinh tế trang trại: Dự kiến khoảng 150 tỷ đồng.

- Nghị quyết về sửa đổi bổ sung cơ chế sắp xếp dân cư (Nghị quyết số

23/2021/NQ-HĐND ngày 22/7/2021 của HĐND tỉnh): Dự kiến khoảng 968 tỷ đồng.

- Lồng ghép cơ chế hỗ trợ đào tạo theo Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ: Dự kiến 15 tỷ đồng.

Hiện nay HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành và chuẩn bị ban hành nhiều Đề án, cơ chế để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong đó có nhiều cơ chế nội dung đầu tư như Chương trình NTM, đặc biệt tỉnh rất quan tâm đến vùng miền núi nên giai đoạn đến đầu tư ở vùng này lớn, nhờ đó, góp phần thực hiện các tiêu chí NTM.

b) Vốn tín dụng (Doanh số cấp vốn tín dụng thương mại): Dự kiến giai đoạn 2021-2025 vốn tín dụng đầu tư là 57.000 tỷ đồng, tăng 39 tỷ đồng so với giai đoạn 2016-2020.

Trong giai đoạn 2021-2025, trên cơ sở xác định nông nghiệp, nông thôn, nông dân là một trong những lĩnh vực ưu tiên của nền kinh tế được Đảng và Nhà nước quan tâm hỗ trợ phát triển, ngành ngân hàng tiếp tục tập trung, chủ động tăng cường huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước để đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vay vốn phục vụ xây dựng nông thôn mới, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn, nhất là ở các vùng còn nhiều khó khăn. Chính sách tín dụng tập trung vào cho vay phát triển sản xuất quy mô lớn, nông nghiệp công nghệ cao, nuôi trồng thủy, hải sản, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị phục vụ xuất khẩu.... Bên cạnh đó, ngành Ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai, thực hiện các chính sách, chương trình tín dụng đặc thù đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, các chương trình tín dụng chính sách đặc biệt là tại các vùng khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa với mục tiêu tỷ trọng nguồn vốn tín dụng trong tổng nguồn lực đầu tư xây dựng nông thôn mới cao hơn so với giai đoạn 2010-2020. Ngân sách địa phương ưu tiên bố trí nguồn vốn để thực hiện tín dụng ngân sách xã hội gắn với các Chương trình MTQG về giảm nghèo và nông thôn mới. Trong giai đoạn 2016-2020, dư nợ tín dụng trên địa bàn các xã tăng trưởng đều qua các năm với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 25,14%/năm và cao hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của toàn nền kinh tế (16,71%). Tuy nhiên, do tác động của dịch Covid-19 thời điểm hiện tại đang ảnh hưởng mạnh đến nhu cầu vốn, hoạt động sản xuất của người dân, doanh nghiệp toàn địa bàn nói chung và trên địa bàn xã nói riêng, do đó, dự kiến trong giai đoạn 2021-2025 dư nợ tại địa bàn xã ước đến cuối năm 2025 đạt khoảng 25.000 tỷ đồng.

c) Vốn từ các doanh nghiệp, HTX và các loại hình kinh tế khác:

Để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và tạo điều kiện thuận lợi thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, hiện nay, Trung ương đang nghiên cứu, xây dựng dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Sửa đổi các nội dung

tại Nghị định nhằm kịp thời đáp ứng những vấn đề mới nảy sinh, các yếu tố tác động lớn đến doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông nghiệp trong bối cảnh dịch Covid 19 đang diễn biến phức tạp. Dự kiến huy động giai đoạn 2021-2025 huy động khoảng 650 tỷ đồng, tăng 46 tỷ đồng so với mức huy động giai đoạn 2016-2020, tương ứng mức tăng 7%, dự kiến mức tăng tương đối thấp.

d) Huy động đóng góp tự nguyện của cộng đồng dân cư (tiền bạc, ngày công, hiến đất, đóng góp vật liệu xây dựng…): Dự kiến khoảng 1.200 tỷ đồng (tăng

hơn khoảng 27% so với giai đoạn 2016-2020), do giai đoạn này thực hiện nhiều mục tiêu, nhất là xây dựng thôn NTM kiểu mẫu, xã NTM nâng cao, xã NTM kiểu mẫu, huyện NTM nên dự kiến huy động trong dân để thực hiện các tiêu chí gắn với quyền lợi của họ.

Một phần của tài liệu 1-_De_an_NTM-_moi (Trang 38 - 42)