Nâng cao chất lượng môi trường, tăng cường hệ thống cấp nước sạch nông thôn; xây dựng cảnh quan nông thôn sáng xanh sạch đẹp, an

Một phần của tài liệu 1-_De_an_NTM-_moi (Trang 31 - 33)

sạch nông thôn; xây dựng cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn; giữ gìn và khôi phục hình ảnh, cảnh quan truyền thống của nông thôn

a) Mục tiêu:

- Đạt yêu cầu tiêu chí số 17 trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM (trừ

chỉ tiêu 17.1). Đến năm 2025, có ít nhất 83% số xã đạt chuẩn đạt tiêu chí số 17

về Môi trường và an toàn thực phẩm theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM. - Đạt yêu cầu về tiêu chí số 17 và các chỉ tiêu 18.3, 18.4, 18.5 của tiêu chí số 18 trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao. Đến năm 2025, có ít nhất 50% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 17 về Môi trường; ít nhất 50% số xã đạt chuẩn chỉ tiêu 18.3, 18.4, 18.5 của tiêu chí số 18 về Chất lượng môi trường sống theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao; ít nhất 10% số xã đạt nội dung môi trường của xã NTM kiểu mẫu.

- Đạt yêu cầu về chỉ tiêu từ 7.1 đến 7.5 của tiêu chí số 7 và các chỉ tiêu 8.3, 8.4, 8.5 tiêu chí số 8 trong Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM. Đến năm 2025, có ít nhất 40% số huyện đạt chuẩn về chỉ tiêu từ 7.1 đến 7.5 của tiêu chí số 7 về Môi trường, ít nhất 40% số huyện đạt chuẩn chỉ tiêu 8.3, 8.4, 8.5 của tiêu chí số 8 về Chất lượng môi trường sống trong Bộ tiêu chí về huyện NTM.

- Đạt yêu cầu về tiêu chí số 7 và các chỉ tiêu 8.3, 8.4, 8.5 tiêu chí số 8 trong Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao. Đến năm 2025, có ít nhất 20% số huyện đạt chuẩn tiêu chí số 7 về Môi trường; ít nhất 20% số huyện đạt chuẩn chỉ tiêu 8.3, 8.4, 8.5 của tiêu chí số 8 về Chất lượng môi trường sống trong Bộ tiêu chí về huyện NTM nâng cao.

b) Nhiệm vụ: Tăng cường đồng bộ các giải pháp bảo vệ môi trường và xây

dựng cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn; giữ gìn và khôi phục hình ảnh, cảnh quan truyền thống của nông thôn; xây dựng, tổ chức hướng dẫn thực hiện việc phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý rác, đặc biệt là phân loại rác thải tại nguồn; kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải và chất thải; thúc đẩy công tác quản lý và xử lý ô nhiễm môi trường sản xuất nông nghiệp, làng nghề, chất thải rắn và nước thải sinh hoạt; hình thành các mô hình sản xuất sinh thái, an toàn với môi trường …

c) Nội dung:

- Nội dung 01. Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường khu vực nông thôn; đầu tư, cải tạo, nâng cấp đồng bộ hệ thống thu gom, thoát nước thải và các công trình xử lý nước thải sinh hoạt tập trung và phân tán áp dụng

biện pháp phù hợp, đồng thời khuyến khích phát triển các mô hình xử lý nước thải sinh hoạt quy mô hộ, cấp thôn trong cộng đồng dân cư nông thôn (tăng tỷ lệ chất thải rắn, nước thải sinh hoạt, bao gói thuốc bảo vệ thực vật được phân loại, thu gom và xử lý).

- Nội dung 02. Xây dựng và tổ chức hướng dẫn thực hiện các Đề án/Kế hoạch tổ chức phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh, huyện, xã đảm bảo theo quy định. Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt Đề án phân loại rác thải tại nguồn giai đoạn 2021-2025 đảm bảo theo quy định. Tiếp tục phát động và duy trì các phong trào nói không với rác thải nhựa; xây dựng cộng đồng dân cư không rác thải nhựa.

- Nội dung 03. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư các khu xử lý rác tập trung quy mô liên huyện; xây dựng các mô hình xử lý chất thải sinh hoạt quy mô tập trung (cấp huyện và liên huyện), ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường; phát triển, nhân rộng các mô hình phân loại chất thải tại nguồn phát sinh. Thực hiện tốt cơ chế khuyến khích đầu tư, hỗ trợ khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2020-2030 tại Nghị quyết số 01/2020/NQ-HĐND ngày 21/4/2020 của HĐND tỉnh.

- Nội dung 04. Thu gom, tái chế, tái sử dụng các loại chất thải trong nông nghiệp (phụ phẩm nông nghiệp, chất thải chăn nuôi...) ngay từ nguồn phát sinh theo nguyên lý “kinh tế tuần hoàn”.

- Nội dung 05. Đẩy mạnh xử lý, khắc khục ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường tại những khu vực tập trung nhiều nguồn thải, những nơi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (khu/cụm công nghiệp; làng nghề; khu kinh

doanh dịch vụ; khu chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tập trung; nghĩa trang; bãi chôn lấp chất thải tập trung...; và các khu vực mặt nước bị ô nhiễm (ao, hồ, kênh, mương, sông...) trong các khu dân cư.

- Nội dung 06. Giữ gìn và khôi phục hình ảnh, cảnh quan truyền thống của nông thôn; Tập trung phát triển các mô hình thôn, xóm xanh, sạch, đẹp; thôn NTM kiểu mẫu làm tiền đề cho phát triển du lịch nông thôn trên địa bàn tỉnh về lâu dài. Ban hành cơ chế, kế hoạch để hỗ trợ để đẩy nhanh phát triển các đường hoa, đường cây xanh bóng mát.

- Nội dung 07. Tăng cường quản lý an toàn thực phẩm tại các cơ sở, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh thực phẩm; xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”; xây dựng các cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đảm bảo vệ sinh môi trường. Xây dựng nghĩa trang theo quy hoạch, quan tâm quản lý, thực hiện mai táng phù hợp với phong tục tập quán của địa phương bảo đảm theo quy định.

- Nội dung 08: Triển khai hiệu quả Đề án môi trường, vệ sinh, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn giai đoạn 2021-2025 khi Trung ương ban hành.

d) Cơ quan chủ trì, hướng dẫn thực hiện:

- Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh hướng dẫn thực hiện các nội

dung số 04, 06, 07, 08 liên quan đến môi trường và nước sạch nông thôn thuộc ngành nông nghiệp.

- Sở Y tế chủ trì, hướng dẫn thực hiện các nội dung liên quan đến cải thiện vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình, trạm y tế; quản lý an toàn thực phẩm các cơ sở kinh doanh.

- Sở Xây dựng chủ trì, hướng dẫn thực hiện nội dung xây dựng, cải tạo nghĩa trang.

- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, hướng dẫn thực hiện nội dung số 01; 02; 03; 05.

- Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh chủ trì, hướng dẫn thực hiện Cuộc vận động “xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”.

- Hội Nông dân tỉnh chủ trì, hướng dẫn các nội dung liên quan đến huy động nông dân tham gia các nội dung có liên quan từ 01 đến 08.

đ) Nguồn vốn thực hiện: Vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương; vốn hỗ trợ

ngân sách địa phương (tỉnh, huyện, xã); vốn lồng ghép từ các Chương trình, Đề án, dự án trên địa bàn; vốn doanh nghiệp, cộng đồng dân cư.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu 1-_De_an_NTM-_moi (Trang 31 - 33)