Cơ chế lồng ghép nguồn lực

Một phần của tài liệu 1-_De_an_NTM-_moi (Trang 49 - 52)

- Đối với Ngân sách Trung ương: Thực hiện theo tiêu chí phân bổ theo quy định của Trung ương (sau khi Trung ương ban hành tiêu chí phân bổ, báo

4. Cơ chế lồng ghép nguồn lực

4.1. Lồng ghép nguồn lực từ ngân sách Trung ương trong Chươngtrình MTQG: trình MTQG:

- Thực hiện theo quy định của Chính phủ và các các Bộ, ngành Trung ương, theo nguyên tắc:

+ Lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương phải được thực hiện đồng bộ từ khâu xây dựng chính sách thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; lập kế hoạch thực hiện; phân bổ, giao dự toán ngân sách; sử dụng, thanh toán, quyết toán nguồn vốn; giám sát, đánh giá kết quả hoàn thành mục tiêu từng chương trình, dự án.

+ Quá trình thực hiện lồng ghép nguồn vốn phải đảm bảo không làm thay đổi các mục tiêu, tiêu chí, cơ cấu nguồn vốn và nhiệm vụ của từng chương trình, dự án. Việc lồng ghép phải đảm bảo giảm thiểu sự trùng lặp, tránh dàn trải, lãng phí góp phần sử dụng nguồn vốn hiệu quả.

+ Tăng cường phân cấp trong trong việc quyết định định mức sử dụng, thủ tục thanh toán, quyết toán nguồn vốn lồng ghép tại địa phương.

+ Đảm bảo phân định rõ tỷ lệ huy động vốn từng chương trình, dự án được lồng ghép để giám sát, đánh giá mức độ đóng góp từng chương trình, dự án với kết quả thực hiện mục tiêu của từng chương trình mục tiêu quốc gia.

+ Tập trung nguồn vốn lồng ghép để thực hiện các nội dung, hoạt động có tính lan toả, phát huy lợi thế của từng địa phương; các dự án đầu tư trên địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn, không có khả năng tự huy động nguồn lực và địa bàn cấp xã.

- Sử dụng nguồn vốn lồng ghép thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia: Nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia được lồng ghép để thực hiện các nội dung:

+ Dự án đầu tư có cùng mục tiêu, nội dung đầu tư và được thực hiện trên cùng một địa bàn cấp xã, huyện.

+ Hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia.

+ Hoạt động đào tạo, tập huấn, tuyên truyền nâng cao năng lực quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

+ Hoạt động kiểm tra, đánh giá, hội nghị triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia các cấp.

+ Các nội dung khác thuộc nội dung của các chương trình mục tiêu quốc gia (nếu có).

- Nội dung, quy trình, thủ tục thanh toán, quyết toán nguồn vốn lồng ghép thực hiện theo quy định của HĐND tỉnh, UBND tỉnh.

4.2. Lồng ghép nguồn lực từ ngân sách địa phương (ngân sách tỉnh,huyện, xã) huyện, xã)

a) Nguyên tắc lồng ghép

- Tất cả các công trình, dự án được hỗ trợ từ nguồn ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác triển khai trên địa bàn các xã phải phù hợp với Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

- Trong quá trình thực hiện lồng ghép các nguồn vốn phải đảm bảo nguyên tắc không làm thay đổi mục tiêu, nhiệm vụ của từng chương trình (chương trình nông thôn mới và chương trình có vốn tham gia lồng ghép) và có cùng nội dung đầu tư giữa các Chương trình;

- Việc lồng ghép các nguồn vốn trên địa bàn là để thực hiện một hoặc nhiều chương trình, dự án, chế độ, chính sách, nhiệm vụ chi;

- Việc lồng ghép các nguồn vốn phải được thực hiện từ khâu lập, thẩm định, phê duyệt dự án, phân bổ, giao dự toán ngân sách và kế hoạch đầu tư phát triển, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá kết quả; bảo đảm hiệu quả sử dụng các loại nguồn vốn cho các dự án, góp phần làm tăng hiệu suất đầu tư so với khi chưa lồng ghép.

- Phần vốn ngân sách tỉnh xây dựng nông thôn mới về nguyên tắc lồng ghép là mang tính hỗ trợ và giao quyền tự chủ cho UBND cấp huyện, UBND xã, cộng đồng và người dân thực hiện; từ nguồn hỗ trợ đó, UBND xã huy động các nguồn vốn khác và bảo đảm huy động đủ nguồn lực để thực hiện hoàn thành các tiêu chí NTM.

- Một công trình/dự án có thể được đầu tư bằng một nguồn vốn, hoặc có thể được đầu tư bằng lồng ghép nhiều nguồn vốn, cụ thể:

+ Đối với nguồn vốn từ ngân sách tỉnh: Được bố trí nhiều nguồn vốn từ ngân sách tỉnh vào 01 công trình/dự án, trong đó cần nêu rõ từng nguồn bố trí lồng ghép nhưng phải đảm bảo không vượt quá định mức, tỷ lệ hỗ trợ từ ngân sách tỉnh trong Chương trình NTM được quy định tại điểm 3 nêu trên(28).

+ Đối với nguồn vốn ngân sách địa phương (huyện, xã): Các nguồn vốn lồng ghép của ngân sách huyện, xã (từ nhiều nguồn) được xác định theo tỷ lệ % đối ứng của ngân sách huyện, xã trong Chương trình NTM và được xác định cụ thể mức vốn trong tổng mức đầu tư của công trình, dự án. Không được bố trí ngân sách tỉnh từ các nguồn lồng ghép để đối ứng thay phần ngân sách cấp huyện, xã (trừ trường hợp HĐND tỉnh có chủ trương riêng hỗ trợ đối ứng từ

ngân sách tỉnh cho ngân sách huyện, xã). b) Các nguồn vốn ngân sách lồng ghép

- Ngân sách tỉnh: Nguồn trực tiếp từ ngân sách tỉnh cho Chương trình NTM; các nguồn từ các Chương trình, Đề án đã được HĐND tỉnh thông qua trong giai đoạn 2021-2025 có cùng nội dung đầu tư như Chương trình NTM (như nguồn Đề án đường ĐH, GTNT, chính sách hỗ trợ thủy lợi nhỏ, thủy lợi

nội dồng và tưới tiên tiến tiết kiệm nước giai đoạn 2021 – 2025, chính sách hỗ trợ hạ tầng cho HTX, chính sách hỗ trợ hạ tầng liên kết….).

28() Ví dụ: như 1 công trình đường giao thông có tổng mức đầu tư 1 tỷ đồng, trong đó phần ngân sách tỉnh hỗ trợ70% tương ứng 700 triệu đồng thì có thể bố trí lồng ghép ngân sách tỉnh như sau: Ngân sách tỉnh từ Chương 70% tương ứng 700 triệu đồng thì có thể bố trí lồng ghép ngân sách tỉnh như sau: Ngân sách tỉnh từ Chương trình NTM 300 triệu đồng, lồng ghép từ Đề án giao thông nông thôn 400 triệu đồng. Ngân sách huyện, xã đối ứng 30%, tương ứng 300 triệu đồng, có thể bố trí từ kinh phí dành cho đối ứng Chương trình NTM 200 triệu đồng và 100 triệu đồng từ nguồn thu sử dụng đất cấp huyện/xã.

- Ngân sách huyện xã: Nguồn đối ứng ngân sách huyện, xã trong Chương trình NTM; các nguồn khác từ ngân sách huyện, xã.

- Các nguồn khác.

Một phần của tài liệu 1-_De_an_NTM-_moi (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w