Đất mà người chồng hoặc người vợ được tặng cho hoặc thừa kế riêng sau khi kết hôn là tài sản riêng của chồng hoặc vợ18 tương tự với trường hợp đất do vợ hoặc chồng tạo lập được trước khi kết hôn. Người vợ hoặc chồng có quyền giữ thửa đất đó làm tài sản riêng của mình hoặc nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng19.
Nếu không nhập quyền sử dụng thửa đất vào khối tài sản chung của vợ chồng thì người vợ hoặc người chồng có toàn quyền và nghĩa vụ liên quan tới quyết định việc sử dụng và định đoạt đối với thửa đất đó mà không ai được quyền can thiệp20 (xem thêm Ví dụ 5).
Nếu quyết định nhập quyền sử dụng thửa đất vào khối tài sản chung của vợ chồng thì người vợ hoặc người chồng phải bàn bạc và được sự đồng thuận của người kia trong việc sử dụng đất và thành quả tạo ra từ việc sử dụng đất21
tương tự các trường hợp được nêu tại mục 2.3.2, mục 2.3.3 và mục 2.3.4 (xem thêm Ví dụ 6).
18
Luật HNGĐ, Điều 32, khoản 1.
19
Luật HNGĐ, Điều 32, khoản 2.
20
Luật HNGĐ, Điều 33, khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4
21
PHÇN 3:
QUYỀN CỦA PHỤ NỮ TRONG ĐỊNH ĐOẠT QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
PHẦN 3:
QUYỀN CỦA PHỤ NỮ TRONG ĐỊNH ĐOẠT QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
3.1 Giới thiệu
BLDS có quy định quyền định đoạt là “việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó”22. Trong vấn đề này, quyền của người phụ nữ được bảo đảm như thế nào? Pháp luật Việt Nam quy định về người có quyền định đoạt đối với đất không có sự phân biệt nam giới hay nữ giới. Tuy nhiên, trên thực tế, quyền định đoạt đất đối với phụ nữ vẫn không được đảm bảo hoặc chưa được chú trọng đúng mức khi thực hiện các giao dịch về chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, chuyển đổi sở hữu, cầm cố, thế chấp….
Quyền định đoạt về đất bao gồm:
- Quyền đàm phán, thỏa thuận về những vấn đề liền quan đến việc định đoạt đất;
- Quyền ký vào các văn bản liên quan đến việc định đoạt đất;
- Quyền sở hữu tài sản sau định đoạt đất.
22