Vi phạm quyền khai thác và sử dụng nhà, đất:

Một phần của tài liệu SỔ TAY PHÁP LUẬT: QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG TIẾP CẬN ĐẤT ĐAI (Trang 75 - 77)

Trong gia đình, tại một số địa phương hiện nay, việc quyết định khai thác và sử dụng đất nhằm phát triển kinh tế thường thuộc về người chồng, mặc dù GCNQSDĐ mang tên cả vợ và chồng. Người phụ nữ không giành lại quyền quyết định này cho mình dẫn đến nhiều khi

34

người chồng khai thác, sử dụng đất sai mục đích dẫn đến mối quan hệ vợ chồng bất hòa.

Theo quy định của pháp luật35

:

i. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến HNGĐ.

ii. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình.

Tình huống 32: Cầm cố đất đai

Anh K và chị H là vợ chồng có một mảnh đất đã được cấp GCNQSDĐ mang tên 02 vợ chồng. Anh K dùng GCNQSDĐ đưa cho anh Y làm tin để vay 200 triệu đồng và giao kèo với anh Y nếu không trả được nợ thì anh Y có quyền bán mảnh đất đó để thu hồi nợ. Anh K không bàn bạc và thông tin cho chị H biết việc này. Đến hạn trả tiền, anh K không có khả năng trả nợ cho anh Y và anh Y đã gọi người đến mua mảnh đất của vợ chồng anh K chị H. Chị H không đồng ý với việc vay tiền gán đất của anh K và cũng không chấp nhận việc thu hồi nợ của anh Y nhưng không biết phải làm thế nào.

35

Phương án giải quyết:

Chị H cần nói chuyện với anh Y về việc chồng chị là anh K không có quyền mang GCNQSDĐ của gia đình đi cầm cố để vay tiền, nếu không có sự đồng ý của chị. Do vậy, nếu anh K vay tiền thì anh Y chỉ có thể đòi tiền của anh K và yêu cầu anh K phải sử dụng biện pháp khác để trả nợ chứ anh Y không được chủ động bán đất của gia đình chị H cho người khác. Chị H cần nắm rõ các quy định của pháp luật đề cập tại điểm (i) và (ii) ở trên trao đổi để anh Y hiểu rằng, chị và anh K có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sử dụng và định đoạt tài sản chung.

Trong trường hợp anh Y không chấp nhận ý kiến của chị H thì chị H có thể đem việc này ra UBND xã, phường, thị trấn để nhờ can thiệp. Nếu UBND không thuyết phục được anh Y thì chị H có thể đưa sự việc ra Tòa án nhân dân cấp huyện, quận nơi có đất để giải quyết. Về thủ tục giải quyết tại Tòa án, chị H cần liên hệ với Đoàn Luật sư hoặc TTTGPL Nhà nước thuộc tỉnh nơi có đất để được hướng dẫn và tư vấn cụ thể.

Một phần của tài liệu SỔ TAY PHÁP LUẬT: QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG TIẾP CẬN ĐẤT ĐAI (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)