Vi phạm quyền định đoạt nhà, đất:

Một phần của tài liệu SỔ TAY PHÁP LUẬT: QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG TIẾP CẬN ĐẤT ĐAI (Trang 73 - 75)

Người phụ nữ chịu ảnh hưởng của các định kiến về giới trong văn hóa truyền thống của các gia đình Á Đông. Đặc biệt ở nông thôn thì ảnh hưởng này càng lớn. Theo phong tục tập quán người phụ nữ thường bị bỏ qua khi định đoạt tài sản là nhà, đất trong gia đình. Trong khi đó nhà, đất phần lớn thường dành cho con trai, con gái thường không được nhận hoặc nhận ít hơn. Theo quan niệm này, khi có những mâu thuẫn hoặc tranh chấp trong gia đình, người phụ nữ ít

32

được tham gia bàn bạc, giải quyết dẫn tới quyền lợi của họ không được đảm bảo.

Pháp luật quy định những hành vi sau đây trong mối quan hệ gia đình sẽ bị coi là vi phạm pháp luật33

:

i. Cản trở thành viên trong gia đình tham gia định đoạt tài sản của hộ gia đình vì lý do giới tính (phần lớn vì lý do là phụ nữ). ii. Không cho phép hoặc cản trở thành viên trong gia đình

tham gia ý kiến vào việc sử dụng tài sản chung của gia đình vì định kiến về giới tính (phần lớn định kiến về phụ nữ).

Tình huống 31: Vi phạm pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất hộ gia đình

Gia đình ông D (Chủ hộ) sinh sống tại xã X được chính quyền cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình. Chị M chưa lấy chồng, có tên trong Sổ hộ khẩu của gia đình và là con đẻ của ông D.

Khi có nhu cầu chuyển nhượng một phần đất của gia đình, ông D gọi tất cả những người con trai đến để bàn bạc và làm giấy tờ viết tay chuyển nhượng một phần đất của gia đình cho người khác nhưng không báo cho chị M biết. Khoản tiền chuyển nhượng phần đất ông D chỉ chia cho con trai, chị M không được hưởng.

Chị M không đồng ý nhưng cũng không biết giải quyết việc này thế nào.

33

Phương án giải quyết:

Chị M cần nói cho ông D và những người trong gia đình biết rằng, chị là một thành viên trong gia đình, GCNQSDĐ được cấp cho hộ gia đình nên chị có quyền tham gia, bàn bạc và ký kết các giấy tờ liên quan đến việc chuyển nhượng một phần đất của gia đình. Chị M cần nêu rõ quy định của pháp luật về bình đẳng giới nêu tại điểm (i) và (ii) ở trên để mọi người trong gia đình hiểu rõ.

Trong trường hợp, ông D và những người trong gia đình không nghe và không đồng ý với ý kiến của chị M thì chị cần làm đơn yêu cầu UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất giải quyết. Nếu UBND không giải quyết được thì chị M có thể yêu cầu Tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi có đất giải quyết34. Trong trường hợp này, chị M nên liên hệ với Đoàn Luật sư hoặc TTTGPL Nhà nước thuộc tỉnh nơi có tài sản để được tư vấn cụ thể.

Một phần của tài liệu SỔ TAY PHÁP LUẬT: QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG TIẾP CẬN ĐẤT ĐAI (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)