Tranh chấp về nhà, đất khi hai vợ chồng ly hôn:

Một phần của tài liệu SỔ TAY PHÁP LUẬT: QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG TIẾP CẬN ĐẤT ĐAI (Trang 77 - 79)

Phần lớn người phụ nữ quan niệm rằng khi ly hôn tài sản là nhà, đất của hai vợ chồng được bố, mẹ chồng cho thì mình sẽ không được hưởng. Điều này chỉ đúng khi bố, mẹ chồng cho riêng người chồng, được thể hiện trên hợp đồng tặng cho nhà, đất riêng. Còn trong

trường hợp bố mẹ chồng không cho riêng, hợp đồng tặng cho ghi tên cả hai vợ chồng thì quan niệm “không được hưởng” của người phụ nữ là không đúng với quy định của pháp luật. Quan điểm này đã làm cho người phụ nữ bị thiệt thòi trong vấn đề chia nhà, đất khi ly hôn. Quy định về việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại Mục 3.3.2 Phần 3.

Tình huống 33: Quyền của người vợ đối với nhà, đất của gia đình nhà chồng khi ly hôn

Anh Q lập gia đình với chị S và sinh sống tại ngôi nhà do cha mẹ anh Q xây dựng, trên mảnh đất do tổ tiên nhiều đời để lại. Hiện nay mẹ anh Q hết tuổi lao động vẫn còn sống không phụ thuộc ai, nhưng ở chung nhà với vợ chồng anh Q, chị S. GCNQSDĐ đứng tên mẹ anh Q và bà đã chuyển sở hữu mảnh đất đứng tên anh Q và chị S. Do mâu thuẫn vợ chồng kéo dài, anh Q và chị S làm thủ tục ly hôn tại Tòa. Do yêu cầu của anh Q và chị S, Tòa ra quyết định thuận tình ly hôn cho hai anh chị và tài sản thì do hai người tự thỏa thuận.

Sau khi hoàn tất thủ tục ly hôn, anh Q đã tuyên bố rằng, chị S không có quyền lợi gì về nhà và đất. Vì nhà và đất này là tài sản riêng của anh.

Phương án giải quyết:

Trong tình huống trên, tuy nhà, đất là của mẹ anh Q nhưng bà đã cho hai vợ chồng anh Q và chị S đứng tên sở hữu, có nghĩa nhà, đất đó là tài sản chung của vợ chồng. Do vậy, khi ly hôn, theo quy định về HNGĐ, chị S cần giải thích cho anh Q hiểu rõ quyền lợi của chị với nhà, đất. Theo đó, chị S sẽ được một nửa (1/2) nhà, đất khi hai vợ chồng chị ly hôn.

Trong trường hợp anh Q vẫn không chia nhà, đất cho chị S thì chị S có thể đem việc này ra UBND xã, phường, thị trấn để nhờ can thiệp theo hướng hòa giải tại địa phương.

Nếu UBND không thuyết phục được anh Q thì chị S có thể đưa sự việc ra Tòa án nhân dân cấp huyện, quận nơi có đất để giải quyết. Về thủ tục giải quyết tại Tòa án, chị S cần liên hệ với Đoàn Luật sư hoặc TTTGPL Nhà nước thuộc tỉnh nơi có đất để được hướng dẫn và tư vấn cụ thể.

Một phần của tài liệu SỔ TAY PHÁP LUẬT: QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG TIẾP CẬN ĐẤT ĐAI (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)