Các thành tựu đạt được và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp gia tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank). (Trang 75 - 78)

a) Các thành tựu đạt được

- Nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng trong giai đoạn 2018-2020 có sự tăng trưởng ổn định, nhiều năm liền luôn vượt kế hoạch đề ra: Năm 2020, doanh thu từ dịch vụ phi tín dụng của toàn hệ thống Agribank đạt 7.109 tỷ đồng, vượt 14,7% mục tiêu tại Đề án chiến lược phát triển SPDV giai đoạn 2016-2020, tăng gấp 2,33 lần so với năm 2015, tỉ lệ thu ròng đạt trên 12,39%. Thu dịch vụ đang dần trở thành một nguồn thu ổn định, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu nhập của Agribank, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn về mở rộng tín dụng.

- Nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng của Agribank khá đa dạng, đến từ nhiều loại hình dịch vụ của ngân hàng: Tính riêng trong năm 2020, đã có gần 30 sản phẩm, dịch vụ tiện ích mới được Agribank phát triển, hoàn thiện thêm, góp phần đa dạng hóa danh mục SPDV của Agribank với hơn 220 SPDV đáp ứng nhu cầu khách hàng và theo mặt bằng chung NHTM Việt Nam.

- Tỷ trọng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng được áp dụng CNTT có xu hướng tăng cao: Xác định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ trên nền tảng CNTT, Agribank đã chú trọng vào việc phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử, các ứng dụng giải pháp công nghệ 4.0, thực hiện các công việc khởi đầu công tác phát triển ngân hàng số, thực hiện chuyển đổi số. Mở rộng tính năng, tiện ích, đáp ứng nhu cầu khách hàng, trong đó, dịch vụ E-Mobile Banking được đánh giá là dịch vụ có thế mạnh cạnh tranh trên thị trường. Từ đó Agribank đã tăng cường hợp tác với các công ty fintech, trung gian thanh toán phát triển dịch vụ ví điện tử, thu hộ, chi hộ... Năm 2020, thu dịch vụ E-Banking tiếp tục tăng trưởng mạnh trên 40% và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu dịch vụ, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ E-Banking đạt 78,2% tổng sổ khách hàng mở TKTT.

- Nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng của Agribank được đóng góp từ tất cả vùng miền trên Việt Nam với tỷ trọng các vùng miền khá đồng đều: Sự chênh lệch nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng tại các vùng miền của Agribank là không nhiều, hàng năm, tỷ trọng doanh thu dịch vụ phi tín dụng giữa các vùng với nhau chỉ chênh nhau từ 3%-4%. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro khi nguồn thu từ dịch vụ phi tín

dụng của Agribank không phụ thuộc quá nhiều vào 1 vùng miền với điều kiện tự nhiên xã hội xác định.

- Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ phi tín dụng lớn và đa dạng giúp cho nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng không bị phụ thuộc vào một nhóm khách hàng nhất định: Hết năm 2020, Agribank đã vượt mốc 15,56 triệu khách hàng mở TKTT và sử dụng SPDV gia tăng đi kèm, 3,4 triệu khách hàng tiền vay. Thông qua những con số này, vị thế NHTM số một về mạng lưới và cơ sở khách hàng rộng lớn ngày càng được Agribank khẳng định rõ ràng hơn, đây là nền tảng vững chắc cho việc phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử và công tác chuyển đồi số theo định hướng đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt của NHNN và Chính phủ.

b) Nguyên nhân

- Thứ nhất: Tích cực đổi mới quy trình, quy định cho phù hợp với từng thời kỳ cùng với đó là lên những phương án phát triển SPDV dài hạn giúp cho nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng của Agribank đã được gia tăng đáng kể: Xã hội hiện nay phát triển tới mức chóng mặt, điều kiện kinh tế - xã hội và nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi, đòi hỏi ngày càng nhiều vào sự trải nghiệm. Nắm bắt được điều này Agribank đã phải liên tục thay đổi những quy định, giảm tải đi các quy trình không phù hợp cùng với đó là đưa ra các đề án phát triển SPDV trong dài hạn nhằm tạo nên một lộ trình phát triển rõ ràng hơn cho mảng dịch vụ phi tín dụng. Như đã đề cập ở phần biện pháp gia tăng nguồn thu phi tín dụng, giai đoạn 2016-2020 Agribank đã đưa ra hàng loạt các đề án, phương án chiến lược phát triển SPDV và khi kết thúc năm 2020, kết quả đạt được là tương đối khả quan.

- Thứ hai: Chất lượng SPDV được cải thiện cũng đóng góp vào sự gia tăng doanh thu từ dịch vụ phi tín dụng: Dù không phải là một nước giàu tuy nhiên với điều kiện sống như hiện nay tại Việt Nam, các cá nhân, tổ chức luôn đòi hỏi được sử dụng các SPDV có chất lượng tốt, tiện lợi và có tính an toàn cao. Vì vậy, Agribank đã bổ sung thêm nhiều tính năng tiện ích, đa dạng hóa đối tác, loại hình dịch vụ cho các nhóm dịch vụ luôn mang lại nhiều nguồn thu như dịch vụ thanh toán trong nước, dịch vụ thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng nhiều của khách hàng. Thêm vào đó Agribank cũng đã triển khai các giải

pháp xác thực giao dịch trong đó áp dụng các phương thức giao dịch nâng cao, đảm bảo tính bảo mật và hạn mức cạnh tranh so với các NHTM khác. Năm 2020, Agribank cũng đã thực hiện đồng bộ hóa quy trình, giảm thiểu giấy tờ hồ sơ, chứng từ giao dịch, thay đổi mẫu biểu tích hợp được nhiều nội dung đăng ký nhằm giảm thời gian làm việc của khách hàng mà vẫn đem lại được hiệu quả tương đương.

- Thứ ba: Áp dụng CNTT vào các SPDV nhằm nâng cao chất lượng SPDV giúp cho tỷ trọng nguồn thu từ dịch vụ Ngân hàng điện tử tăng mạnh: Trong thời đại mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, áp dụng công nghệ vào SPDV nhằm tăng năng suất hoạt động đang là xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Không nằm ngoài xu hướng này, Agribank đã thực hiện tự động hóa các giao dịch thủ công, bổ sung tính năng tiện ích, đa dạng hóa đối tác, loại hình thanh toán cho dịch vụ Ngân hàng điện tử cùng với đó là liên kết, hợp tác công nghệ để cùng khai thác dịch vụ với các tổ chức trung gian thanh toán, nhà cung cấp để cung cấp các dịch vụ về Mobile Banking, ví điện tử. Ngoài ra, hàng loạt sự thay đổi, nâng cấp hệ thống Internet Banking đã giúp cho nguồn thu từ dịch vụ Ngân hàng điện tử tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn 2018-2020.

- Thư tư: Mở rộng kênh phân phối và quảng bá, tiếp thị SPDV giúp cho số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ tăng trưởng tốt và đa dạng hơn: Việc mở rộng kênh phân phối và quảng bá, tiếp thị sản phẩm đã giúp cho các dịch vụ của Agribank đến được với nhiều đối tượng khách hàng tại nhiều khu vực. Hiện nay Agribank có 4 loại kênh phân phối SPDV phi tín dụng là Kênh phân phối qua Thẻ, Mobile Banking, Internet Banking, Kênh phân phối thông qua kết nối thanh toán với khách hàng (CMS), Kênh phân phối ngân hàng lưu động và Kênh phân phối qua đại lý và các tổ liên kết, các kênh phân phối này đang hoạt động khá tốt và đem lại số lượng khách hàng tương đối lớn cho Agribank. Các chương trình quảng bá sản phẩm của Agribank khá đa dạng được triển khai trên nhiều kênh như kênh quảng cáo sẵn có của Agrỉbank đã đưa SPDV phi tín dụng của Agribank tiếp cận được nhiều khách hàng hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp gia tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank). (Trang 75 - 78)