Agribank nên phát triển đa dạng các SPDV hiện đại trên nền tảng

Một phần của tài liệu Giải pháp gia tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank). (Trang 87 - 90)

theo hướng lấy khách hàng là trung tâm.

Năm 2020 Agribank đã triển khai khá nhiều các biện pháp nhằm đa dạng danh mục SPDV và danh mục khách hàng cụ thể: thu hộ với 17 công ty nước sạch; 07 trường đại học, cao đằng; 03 đơn vị viễn thông; 03 bệnh viện; 03 công ty thuộc lĩnh vực khác, nâng số đơn vị thu hộ lên 1.192 nhà cung cấp dịch vụ (trong đó: 751 công ty điện, 217 công ty nước sạch, 60 trường học/cơ sở giáo dục, 138 nhà cung cấp viễn thông, 12 ví điện tử, 14 nhà cung cấp các dịch vụ khác). Phối hợp thu NSNN cho 8 đơn vị; Thu NSNN và thanh toán song phương KBNN cho 7 đơn vị; Thu hộ công ty tài chính Shinhan Việt Nam, Kết nối thanh toán điện tử song phương với Bảo hiểm xã hội Bắc Kạn, Đà Nẵng, Điện Biên, Lâm Đồng, Bến Tre; Mở rộng dịch vụ điều chuyển tiền tự động theo đề xuất của VNPOST. Triền khai các SPDV với Vietjet Air, Tham gia đại lý hoàn thuế GTGT tại sân bay quốc tế Tán Sơn Nhất, Ký thỏa thuận hợp tác phối hợp thu hộ với Tổng cục Hải Quan. Agribank nên tiếp tục nâng cao số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ thu hộ của mình.

Agribank cần chú trọng phát triển và mở rộng tiện ích SPDV trên kênh phân phối hiện đại dựa trên nên tảng công nghệ số, ngân hàng số, tích hợp ứng dụng thanh toán hiện đại. Mở rộng tính năng, tiện ích dịch vụ E-Mobile Banking, SMS Banking. Đẩy mạnh hợp tác liên kết phát triển sản phẩm với các trung gian thanh toán, tiếp tục chuyển đổi thẻ chip nội địa theo lộ trình của NHNN, nghiên cứu triển khai các dịch vụ, tiện ích kèm theo để tối ưu hóa tiện ích sản phẩm... Tập trung nguồn lực phát triển các dịch vụ, giải pháp đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt đối với dịch vụ công, thuế, điện nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội.

SPDV liên kết ngân hàng - bảo hiểm của Agribank cũng cần được tập trung phát triển, đa dạng hóa do dư địa ngành bảo hiểm tại Việt Nam còn rất nhiều. Agribank có thể ký hợp tác khoán về doanh số, nguồn vốn, thu dịch vụ đối với công ty Bảo hiểm; tiếp tục phát triển bảo an chủ thẻ, bảo an tín dụng; nghiên cứu sản phẩm kết hợp cho vay tín chấp - bảo an tín dụng, bảo an tiết kiệm; phối hợp triển khai sản phẩm ABIC CARE. Mở rộng bảo hiểm chủ thẻ, phát triển sản phẩm bảo hiểm trực tuyến. Nâng cao hiệu quả công tác tái tục hợp đồng bảo hiểm đang hiệu lực. Tích cực phối hợp, kịp thời nắm bắt thông tin giải ngân để chủ động tiếp cận khách hàng và giới thiệu các sản phẩm bảo hiểm phù hợp.

Các sản phẩm huy động vốn tự động trên kênh ngân hàng điện tử của Agribank cần được đa dạng hóa, các gói tài khoản cần được xây dựng phù hợp theo đối tượng khách hàng. Nghiên cứu triển khai các gói TKTT không chịu phí duy trì và số dư tối thiểu với nhiều tính năng phù hợp có thể áp dụng cho từng đối tượng thích hợp như dịch vụ gửi, rút tiền, chuyển tiền giá trị nhỏ, thanh toán hóa đơn, nhận lương hưu, trợ cấp xã hội,.

Agribank nên tiếp tục tập trung nguồn lực phát triển các dịch vụ, giải pháp ―Đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công: thuế, điện nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội‖ như: Thu hộ, chi hộ với Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Triển khai thu, cấp trả kinh phí công đoàn với Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam; Chương trình nộp thuế điện tử nhờ thu đối với khách

hàng nộp thuế xuất nhập khẩu; Thu hộ, chi hộ với các khách hàng Định chế tài chính; Kết nối thanh toán hóa đơn với các nhà cung cấp dịch vụ; Thanh toán song phương và phối hợp thu với KBNN; Kết nối thanh toán với các đơn vị đối tác; Nâng cấp hệ thống thanh toán liên ngân hàng và triển khai mở rộng dịch vụ thanh toán ngoại tệ trên hệ thống thanh toán liên ngân hàng; Nghiên cứu áp dụng chuẩn tin điện tài chính và mức độ sẵn sàng đáp ứng chuẩn ISO 20022. Triển khai phương án nộp, lĩnh tiền mặt qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.

Khách hàng FDI, khách hàng xuất nhập khẩu là những đối tượng khách hàng mà Agribank có thể tập trung hướng đến. Agribank sẽ triển khai các biện pháp thu hút khách hàng pháp nhân có hoạt động xuất nhập khẩu, các khách hàng FDI theo phương án tiếp cận, phát triển khách hàng FDI được xây dựng sẵn. Cùng với đó, triển khai phương án điều hòa CNY trong hệ thống nhằm điều hòa cho các Chi nhánh có hoạt động thanh toán biên giới Việt - Trung; tăng cường quản lý hoạt động thanh toán biên giới thông qua hình thức cấp hạn mức và quản lý số dư qua hệ thống IPCAS. Rà soát lại Dịch vụ thông báo L/C của các ngân hàng đại lý về dịch vụ kiều hối, đẩy mạnh ký thỏa thuận hợp tác với MSA, Digital Wallet, Japan Remit Finance, Remitly, Transfast và Ria....

Một sản phẩm mà Agribank cần đa dạng hóa và phát triển hơn là SPDV huy động vốn tự động trên kênh phân phối ngân hàng điện tử, tiền gửi trực tuyến trên ATM/CDM và hoàn thiện một số sản phẩm Tiền gửi có kỳ hạn mới. Thêm vào đó, Agribank triển khai sản phẩm Tiền gửi Đầu tư tự động linh hoạt phục vụ khách hàng Bảo hiểm xã hội Việt Nam, ban hành lại các sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tích lũy theo quy định Thông tư 48, 49; Xây dựng gói SPDV tài chính cá nhân, mở tài khoản và đăng ký dịch vụ thanh toán qua tài khoản tiền gửi thanh toán. Hợp tác với tập đoàn, tổng công ty để phát triển SPDV phù hợp với nhu cầu đối tác, SPDV phục vụ tập khách hàng chung của hai bên; ban hành các sản phẩm tín dụng gắn việc cho vay với việc huy động vốn và sử dụng SPDV khác của Agribank (thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, bảo hiểm ), mở rộng phát triển SPDV đối

Agribank cũng nên xây dựng gói SPDV đối với khách hàng lớn, khách hàng tiềm năng theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi, có chính sách ổn định, lâu dài, được thiết kế phù hợp với từng đối tượng khách hàng khách nhau. Cùng với đó, với lợi thế có số lượng khách hàng vay vốn lớn, Agribank cần xây dựng các sản phẩm tín dụng gắn việc cho vay với huy động vốn và sử dụng SPDV khác (TTQT, KDNT, bảo hiểm), mở rộng phát triển SPDV đối với khách hàng cá nhân vay vốn.

Cuối cùng, để phát triển các SPDV của mình, Agribank cần hoàn thiện, bổ sung dịch vụ trên hệ thống thanh toán bù trừ tự động giao dịch bán lẻ (ACH) theo lộ trình thực hiện của Napas; Triển khai giải pháp API kết nối thanh toán 24/7 và kết nối doanh nghiệp; giải pháp thanh toán tích hợp như cấu phần Payment Hub, dịch chuyển và triển khai hệ thống thanh toán song phương 24/7 giữa Agribank và BIDV, Vietinbank ra ngoài hệ thông Core Banking.

Một phần của tài liệu Giải pháp gia tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank). (Trang 87 - 90)