Quan điểm và định hướng phát triển các dịch vụ phi tín dụng và gia

Một phần của tài liệu Giải pháp gia tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank). (Trang 83 - 84)

thu từ dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng Agribank

Theo báo cáo chuyên đề SPDV năm 2020 của Agribank, trên cơ sở phân tích các thành tựu đạt được và hạn chế tồn tại của nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng cũng như yêu cầu phát triển của Agribank trong giai đoạn mới, Agribank xác định vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức đối với công tác phát triển SPDV này, áp lực đổi mới, cải tổ, hoàn thiện chất lượng dịch vụ là rất lớn trước sự cạnh tranh gay gắt trên lĩnh vực ngân hàng truyền thống và ngân hàng số ngày càng khốc liệt vì vậy quan điểm, định hướng phát triển các dịch vụ phi tín dụng và gia tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng của Agribank cụ thể như sau:

- Tập trung tối đa nguồn lực để cải tiến, nâng cao chất lượng SPDV trên nền tảng công nghệ số theo hướng lấy khách hàng làm trung tâm gắn với mục tiêu ngân hàng số, ngân hàng bán lẻ. Agribank cần phải hoàn thiện chất lượng phục vụ, thái độ ứng xử, giao tiếp của cán bộ Agribank với khách hàng; cải tiến, cải tổ toàn diện các mặt hạn chế yếu kém về chất lượng dịch vụ, thái độ giao dịch cũng như hệ thống CNTT; Hoàn thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phát triển SPDV; Cải tiến quy trình theo hướng đơn giản hóa thủ tục, đẩy nhanh thời gian xử lý; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tuân thủ quy trình nghiệp vụ, tác phong giao dịch, giải quyết khiếu nại của khách hàng.

- Phát triển đa dạng SPDV hiện đại theo hướng lấy khách hàng là trọng tâm, đa kênh phân phối, tập trung nâng cao trải nghiệm và đáp ứng đồng bộ nhu cầu tài chính ngân hàng của khách hàng và số hóa của nền kinh tế. Agribank nên tiếp cận khách hàng tổng thể, thiết kế SPDV chuyên biệt, gói sản phẩm, gói tài khoản, gói phí/giá hợp lý cho từng đối tượng khách hàng (thành thị, nông thôn, khách hàng VIP, SME...); phát triển các sản phẩm theo xu hướng mới như ngân hàng số, liên kết trung gian thanh toán, bảo hiểm (nhân thọ, phi nhân thọ), tư vấn tài chính; chú trọng phát triển và mở rộng cung ứng SPDV trên kênh phân phối hiện đại, tập trung

phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn, thẻ, liên kết bảo hiểm.

- Kiên định với mục tiêu phát triền ngân hàng bản lẻ, tăng trưởng và mở rộng cơ sở khách hàng, tạo nền tảng bền vững phát triển ngân hàng số. Một số công tác sẽ cần thực hiện như: mở rộng cơ sở khách hàng, tăng khả năng tiếp cận khách hàng theo từng phân khúc; Nâng cao khả năng cạnh tranh SPDV của Agribank tại khu vực đô thị, giữ vững thị phần, đáp ứng nhu cầu tiếp cận dịch vụ tài chính, ngân hàng tại khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân, vùng sâu, vùng xa; Triển khai chiến lược quảng bá, truyền thông SPDV Agribank đồng bộ, hiệu quả, đạt hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ, sâu rộng đến khách hàng và cộng đồng.

- Hiện đại hóa hệ thống CNTT đáp ứng yêu cầu quản trị điều hành và cung ứng dịch vụ ngân hàng tự động theo hướng số hóa, đa kênh, nâng cao chất lượng dịch vụ.

Agribank phải tăng cường áp dụng các giải pháp công nghệ trong phát triển và quàn lý SPDV, triển khai các tiện ích hiện đại phù hợp với xu thế thị trường và cách mạng công nghệ 4.0; Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đáp ứng nhu cầu phát triển, phân tích cơ sở khách hàng, quản lý SPDV; Chuẩn hóa thông tin khách hàng, hồ sơ thông tin khách hàng theo hướng chuyển đổi số hóa...

- Kiện toàn mô hình tổ chức, nâng cao năng lực quản trị điều hành, giám sát.

Agribank cần hoàn thiện mô hình hoạt động, cơ chế phát triển SPDV, quản trị rùi ro... tạo nền tảng phát triển SPDV hiệu quả, bền vững; Xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển SPDV, cơ chế phí phù hợp đảm bảo cạnh tranh; Tập trung tháo gỡ khó khăn về cơ chế, quy trình tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng để phát triển SPDV.

Một phần của tài liệu Giải pháp gia tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank). (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w