Đánh giá kết quả dự phòng tiên phát

Một phần của tài liệu 380189_5333-qd-byt_2 (Trang 94 - 98)

- Chỉ số nguy cơ 10 năm theoSCORE là < 1%

TỔ CHỨC TRIỂN KHAI CÁC BIỆN PHÁP DỰ PHÒNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DỰ PHÒNG TIÊN PHÁT

8.3. Đánh giá kết quả dự phòng tiên phát

Mục tiêu của việc đánh giá là để nhằm cải thiện các quy trình chăm sóc, từ đó áp dụng thống nhất cho các bệnh nhân.

AHA/ACCF phối hợp với ba hiệp hội khác đã phát triển các khuyến nghị về các biện pháp thực hiện để ngăn ngừa tiên phát BTM, cung cấp thông số kỹ thuật chi tiết cho mỗi biện pháp, bao gồm tử số, mẫu số, thời gian đánh giá, phương pháp báo cáo, nguồn dữ liệu, lý do và thách thức khi thực hiện.

Các biện pháp đánh giá được đề xuất trong tài liệu này là dựa trên các quy trình chăm sóc dự kiến sẽ mang đến lợi ích trong phịng ngừa tiên phát. Có 13 biện pháp được đưa vào bộ đo lường hiệu suất và đánh giá. Kết quả của các biện pháp này có thể được báo cáo cơng khai (A/PR)hoặc chỉ trong phạm vi nội bộ nhằm cải thiện chất lượng của quy trình (IQI).

Bảng 10.1 là Bộ cơng cụ đo lường hiệu suất phòng ngừa tiên phát BTM của AHA/ACCF, bao gồm các biện pháp kiểm soát yếu tố nguy cơ về lối sống và bệnh lý. Tài liệu cũng mô tả chi tiết từng nhiệm vụ: sàng lọc, tư vấn lối sống và kiểm soát cân nặng, huyết áp và lipit máu.

Bảng 10.1 Bộ cơng cụ đánh giá hiệu quả dự phịng tiên phát bệnh tim mạch (theo AHA /

TT Tên của nhiệm vụ Phương pháp đo lường Chỉ định

1 Sàng lọc YTNC về lối sống Đánh giá các YTNC về lối sống A / PR, IQI 2 Tư vấn về chế độ ăn uống Tư vấn chế độ ăn uống lành mạnh A / PR 3 Tư vấn hoạt động thể chất Tư vấn tham gia hoạt động thể chất

thường xuyên

A / PR 4 Hút thuốc lá/ sử dụng thuốc

lá Đánh giá nguy cơ đối với hành vi sử dụng thuốc lá và hút thuốc lá A / PR, IQI 5 Hút thuốc / cai thuốc lá Can thiệp cai thuốc lá đối với hút thuốc lá

chủ động (hoặc sử dụng thuốc lá) . A / PR 6 Cân nặng Đo cân nặng, chiều cao và chỉ số khối cơ

thể và / hoặc vòng eo A / PR

7 Kiểm soát cân nặng Tư vấn để đạt được và duy trì trọng lượng cơ thể lý tưởng

A / PR IQI

8 Huyết áp Đo huyết áp ở tất cả bệnh nhân A / PR

9 Kiểm soát huyết áp Kiểm soát huyết áp hiệu quả hoặc điều trị

phối hợp cho bệnh nhân tăng huyết áp A / PR IQI 10 Đo lipit máu Thực hiện định lượng bilan lipit máu lúc

đói A / PR IQI

11 Điều trị và kiểm soát lipit máuTỷ lệ bệnh nhân đáp ứng các mục tiêu điều trị LDL-C hiện tại HOẶC được chỉ định một hoặc nhiều thuốc hạ lipit ở liều dung nạp tối đa

A /PR

12 Ước tính nguy cơ tổng thể Sử dụng điểm nguy cơ đa biến để ước tính nguy cơ tuyệt đối xuất hiện bệnh ĐMV cho bệnh nhân

IQI

13 Sử dụng Aspirin Sử dụng Aspirin ở bệnh nhân khơng có bằng chứng lâm sàng về bệnh xơ vữa động mạch có nguy cơ mắc bệnh TM cao hơn

IQI

A / PR: Các biện pháp / báo cáo cơng khai (phù hợp với mọi mục đích sử dụng, bao gồm cải thiện chất lượng nội bộ, trả tiền cho hiệu suất, xếp hạng bác sĩ và công khai báo cáo);

IQI: Các biện pháp cải thiện chất lượng nội bộ (chỉ được khuyến nghị sử dụng trong các chương trình cải tiến chất lượng nội bộ; khơng phù hợp với bất kỳ mục đích sử dụng khác, ví dụ: trả tiền cho hiệu suất, xếp hạng bác sĩ hoặc báo cáo cơng khai)

Hình 10.1, trình bày một cơng cụ thu thập dữ liệu để hỗ trợ thực hiện và đo lường. Đây là bộ công cụ mẫu được biên soạn từ bộ công cụ của Hội Tim mạch Hoa Kỳ (ACC/AHA 2019). Các tổ chức cá nhân có thể sửa đổi cơng cụ mẫu hoặc phát triển một công cụ khác dựa trên tiêu chuẩn và quy định địa phương.

Hình 10.1 Bộ cơng cụ đánh giá dự phịng tiên phát bệnh Tim mạch ( theo mẫu của Hội tim mạch và trường môn Tim mạch Hoa Kỳ ACC/AHA)

KẾT LUẬN

Bệnh tim mạch đang ngày càng gia tăng và đang là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế trên toàn cầu. Nguyên nhân của bệnh là do sự tương tác của yếu tố Gen với các yếu tố về mơi trường, xã hội (trong đó chủ yếu là yếu tố mơi trường, xã hội) làm gia tăng các hành vi lối sống không lành mạnh (hút thuốc lá, ít hoạt động thể lực, chế độ ăn không lành mạnh, lạm dụng rượu), dẫn đến hình thành các yếu tố nguy cơ quan trọng như Thừa cân/béo phì, THA, ĐTĐ, rối loạn lipit máu và cuối cùng thúc đẩy xuất hiện các biến cố tim mạch. Hầu hết các biến cố tim mạch đều có thể ngăn ngừa được thơng qua các hoạt động phịng ngừa. Phòng ngừa bệnh tim mạch là việc thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp nhằm đạt được mục tiêu là mọi người dân đều khỏe mạnh (khơng bị bệnh) hoặc nếu bị bệnh thì xảy ra muộn hơn (kéo dài thời gian sống không bệnh tật), mức độ bệnh nhẹ hơn (giảm mức tàn phế) và không bị chết sớm do bệnh (kéo dài tuổi thọ).

Để đạt được các mục tiêu này thì việc dự phòng cần phải thực hiện ở nhiều giai đoạn khác nhau của bệnh, gồm dự phòng nguyên phát (ngay từ khi được thụ thai ở trong bụng mẹ và

duy trì suốt cuộc đời nhằm mục tiêu ngăn ngừa khơng cho các yếu tố nguy cơ phát triển), dự phòng tiên phát (là kiểm soát các yếu tố nguy cơ từ khi chưa bị bệnh để ngăn ngừa bệnh khơng xảy ra) và dự phịng thứ phát (là kiểm sốt để khơng tái phát biến cố và tử vong). Các biện pháp dự phòng cần phải triển khai ở cả cấp độ cộng đồng (toàn dân) và cấp độ cá nhân (phù hợp với từng cá thể, ưu tiên người có nguy cơ cao là những người có lợi ích cao khi thực hiện các biện pháp dự phòng) để đạt được hiệu quả rộng khắp và bền vững.

Vì vậy để triển khai tốt các biện pháp dự phịng BTM cần có sự vào cuộc của tất cả các cấp chính quyền (từ trung ương đến địa phương), các nhà lập chính sách, các chính trị gia, các tổ chức, đồn thể và của mỗi cá nhân, trong đó thầy thuốc có vai trị là người khởi xướng, vận động, đào tạo, hướng dẫn và thực hành.

Cũng chính vì vậy mọi người, từ bác sĩ chuyên khoa tim mạch, bác sĩ các chuyên khoa khác, bác sĩ đa khoa, các cán bộ y tế, các chính trị gia... và mỗi người dân đều cần được đào tạo, truyền thông về các biện pháp dự phòng bệnh tim mạch. Đây cũng là mục đích của cuốn sách này.

Một phần của tài liệu 380189_5333-qd-byt_2 (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w