Kiểm soát cân nặng

Một phần của tài liệu 380189_5333-qd-byt_2 (Trang 70 - 72)

- Chỉ số nguy cơ 10 năm theoSCORE là < 1%

CÁC BIỆN PHÁP DỰ PHÒNG TIÊN PHÁT BỆNHTIM MẠCH

6.6. Kiểm soát cân nặng

Thơng điệp:

Cả thừa cân và béo phì đều có liên quan đến tăng nguy cơ tử vong do tim mạch và tử vong do mọi nguyên nhân.Theo Hướng dẫn của Hội Tim mạch châu Âu thì tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân thấp nhất với mức BMI từ 20-25kg/m2 và việc giảm cân thấp hơn nữa (dưới 20kg/m2) khơng có lợi ích trong phịng bệnh tim mạch.

Cân nặng lý tưởng ở người già cần ở mức cao hơn người trẻ và người trung niên.

Đạt và duy trì cân nặng lý tưởng giúp giảm các yếu tố nguy cơ về chuyển hóa (THA, rối loạn chuyển hóa lipit, rối loạn chuyển hóa Glucose ) và giảm nguy cơ tim mạch tổng thể.

Bảng 6.11– Khuyến cáo về duy trì cân nặng

(theo khuyến cáo của ESC 2016 về dự phòng bệnh tim mạch)22

Khuyến cáo MĐK

C

MĐCC C

Mọi người cần duy trì cân nặng lý tưởng. Người thừa cân hoặc béo phì cần giảm cân để đạt cân nặng lý tưởng, điều này giúp giảm huyết áp, cải thiện tình trạng rối loạn lipit máu, giảm nguy cơ bị bệnh đái tháo đường typ 2 và do vậy giảm nguy cơ tim mạch.

I A

Thừa cân và béo phì là tình trạng xảy ra khi mỡ được tích luỹ trong cơ thể một cách quá mức và khơng bình thường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ chính của nhiều bệnh mạn tính bao gồm tiểu đường, bệnh tim mạch và ung thư. Nếu như trước đây gánh nặng của thừa cân, béo phì chỉ ở các nước phát triển thì hiện nay đây đang là vấn đề nghiêm trọng đối với các nước chậm phát triển và đang phát triển

Chỉ số BMI (Body Mass Index) hay còn gọi là chỉ số khối cơ thể, là một chỉ số đơn giản được sử dụng rộng rãi để để đánh giá thừa cân/béo phì. Chỉ số BMI được tính dựa trên chiều cao và cân nặng, áp dụng cho nam và nữ trưởng thành.BMI = Cân nặng/ (Chiều cao)2(trong đó, cân nặng đơn vị tính là kg và chiều cao, đơn vị tính là m).

Theo tiêu chuẩn của của Bộ Y tế Việt nam, BMI bình thường là từ 18,5–22,9 kg/m2, thừa cân khi BMI từ 23 – 24,9 kg/m2 và BMI từ 25 kg/m 2 trở lên là béo phì, trong đó béo phì độ 1 khi BMI từ 25-29,9kg/m2 và độ 2 là từ 30kg/m2 trở lên.

Theo tiêu chuẩn của WHO thì BMI bình thường là từ 18,5 – 24,9 kg/m2, thừa cân khi BMI từ 25 – 29,9 kg/m2 và BMI từ 30 kg/m2 trở lên là béo phì, trong đó béo phì độ 1 khi BMI từ 30- 34,9kg/m2 và độ 2 là từ 35 – 39,9kg/m2 và độ 3 là từ 40 kg/m2 trở lên.

Bên cạnh chỉ số BMI, chỉ số vịng eo là thơng số giúp đánh giá lượng mỡ trong nội tạng (có giá tiên lượng nguy cơ cao hơn lượng mỡ dưới da). Vị trí đo vịng bụng chuẩn là mức tương ứng với điểm giữa tính từ mào chậu trước đến xương sườn thấp nhất, đo ở tư thế đứng. Có 2 ngưỡng vịng bụng được Hội Tim mạch Châu Âu áp dụng rộng rãi (theo khuyến cáo của WHO ) là:

o Vòng bụng ≥ 94cm ở nam và ≥80cm ở nữ là ngưỡng cần khuyến cáo không được để tăng cân thêm nữa.

o Vòng bụng ≥ 102cm ở nam và ≥88 cm ở nữ là ngưỡng cần khuyến nghị phải giảm cân. Các nghiên cứu phân tích (meta-analysis) cho thấy cả BMI và chỉ số vịng bụng đều có liên quan với biến cố tim mạch và đái tháo đường typ 2 ở mức mạnh mẽ và ngang nhau. Do vậy trong thực hành lâm sàng hàng ngày chỉ số BMI được ưu tiên sử dụng rộng rãi.Chỉ số vọng bụng nên cân nhắc sử dụng để xác định người có nguy cơ rối loạn chuyển hóa cao hơn.

Mục tiêu và phương pháp giảm cân:

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng lên tuyến tính với BMI và các thơng số khác về đánh giá lượng mỡ của cơ thể. Tuy nhiên, một điểm cần lưu ý là: nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân tăng lên khi BMI <20kg/m2, vì vậy Hội Tim mạch châu Âu (ESC ) không khuyến cáo giảm BMI xuống < 20Kg/m2.

Để kiểm sốt cân nặng, cần khuyến khích các trường hợp thừa /cân béo phì tham gia vào chương trình giảm cân tồn diện trong vịng 6 tháng bao gồm: hỗ trợ chế độ ăn giảm calorie (giảm 500 kcalo/ngày hoặc 800 – 1500 kcalo/ngày) và tham gia các hoạt động thể lực mạnh (200-300 phút/tuần)

Ở các bệnh nhân thừa cân/ béo phì, khi giảm > 5% trọng lượng cơ thể ban đầu,giúp giảm huyết áp ở người có tăng huyết áp, giúp cải thiện rối loạn lipit máu và đường huyết(theo ACC/AHA 2019).

Mặc dù chế độ ăn uống, tập thể dục và điều chỉnh hành vi là phương pháp điều trị chính cho tình trạng thừa cân và béo phì, nhưng các phương pháp này thường không thành công trong điều trị lâu dài.

Hội Tim mạch Châu âu (ESC) và Hội Tim mạch Hoa Kỳ (ACC/AHA) đều thống nhất là: Điều trị nội khoa bằng Orlistat và/hoặc bằng phẫu thuật tạo hình làm nhỏ dạ dày là những phương pháp được chỉ định điều trị và có hiệu quả, giúp giảm biến cố. Phân tích gộp gần đây cho thấy phẫu thuật tạo hình làm nhỏ dạ dày làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, biến cố tim mạch và tỷ lệ tử vong so với nhóm khơng phẫu thuật.

Một phần của tài liệu 380189_5333-qd-byt_2 (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w