Điều chỉnh rối loạn Lipitmáu Thơng điệp chính

Một phần của tài liệu 380189_5333-qd-byt_2 (Trang 72)

- Chỉ số nguy cơ 10 năm theoSCORE là < 1%

CÁC BIỆN PHÁP DỰ PHÒNG TIÊN PHÁT BỆNHTIM MẠCH

6.7. Điều chỉnh rối loạn Lipitmáu Thơng điệp chính

Thơng điệp chính

● Tăng LDL-C huyết tương là nguyên nhân gây xơ vữa động mạch. ● Giảm LDL-C giúp làm giảm các biến cố tim mạch

● Nồng độ HDL-C thấp có liên quan đến tăng nguy cơ tim mạch, nhưng các biện pháp làm tăng HDL-C không làm giảm nguy cơ tim mạch.

● Thay đổi lối sống và thay đổi chế độ ăn uống được khuyến nghị cho tất cả mọi người. ● Cần căn cứ vào nguy cơ TM tổng thể để quyết định cường độ can thiệp.

● Cholesterol toàn phần và HDL-C cần được đo lường đầy đủ khi lấy mẫu máu khơng nhịn ăn, vì từ đó có thể tính được nồng độ non HDL-C.

6.7.1.Loại trừ rối loạn Lipit máu thứ phát và có yếu tố gia đình

Trước khi quyết định điều trị, cần loại trừ các nguyên nhân gây rối loạn lipit máu (tăng lipit máu thứ phát), hoặc tăng lipit máu có tính chất gia đình.

Tăng lipit máu thứ phát có thể gặp trong suy giáp, đái tháo đường, hội chứng Cushing‟s, bệnh lý gan thận, nghiện rượu và sử dụng thuốc (ví dụ: corticosteroids). Do đó cần xem xét điều trị bệnh nền trước khi quyết định dùng thuốc giảm lipit máu.

Cần xem xét khả năng tăng lipit có tính chất gia đình ở các bệnh nhân có lipit máu tăng cao bất thường hoặc kèm theo có tiền sử gia đình. Tốt nhất, những trường hợp này cần được đánh giá bởi các chuyên gia về lĩnh vực này.

Khi LDL-C > 5,1 mmol/L (> 200 mg/dL) ở những bệnh nhân khơng có bệnh lý nền cần nghi ngờ tăng lipit máu có tính chất gia đình. Tuy nhiên, LDL-C tăng với mức thấp hơn ở các bệnh nhân trẻ tuổi có bệnh tim mạch hoặc tiền sử gia đình có bệnh tim mạch cũng cần nghĩ tới tăng Lipit có tính chất gia đình.

Một phần của tài liệu 380189_5333-qd-byt_2 (Trang 72)