Tăng cường hoạt động thể lực Thơng điệp chính:

Một phần của tài liệu 380189_5333-qd-byt_2 (Trang 59)

- Chỉ số nguy cơ 10 năm theoSCORE là < 1%

CÁC BIỆN PHÁP DỰ PHÒNG TIÊN PHÁT BỆNHTIM MẠCH

6.3. Tăng cường hoạt động thể lực Thơng điệp chính:

Thơng điệp chính:

● Hoạt động thể lực là nền tảng của dự phòng bệnh tim mạch.

● Hoạt động thể lực làm giảm tử vong do mọi nguyên nhân và tử vong do BTM, làm tăng sức khỏe thể chất và cải thiện sức khỏe tâm thần.

● Những người ít hoạt động thể lực, nên khuyến khích khởi đầu bằng hoạt động thể lực mức độ nhẹ.

Bảng 6.5: Khuyến cáo về hoạt động thể lực trong dự phòng bệnh tim mạch (Theo khuyến cáo của ESC 2016 về dự phòng bệnh tim mạch)22

Khuyến cáo M

ĐKC

MĐCC ĐCC

Người trưởng thành khỏe mạnh ở mọi lứa tuổi, khuyến nghị tập luyện các hoạt động thể lực nhịp điệu ít nhất 150 phút mỗi tuần với cường độ trung bình hoặc 75 phút mỗi tuần với cường độ nặng hoặc tập phối hợp các loại với thời gian tương đương.

I A

Để tăng thêm lợi ích, ở người trưởng thành khỏe mạnh, khuyến nghị là có thể tăng dần hoạt động thể lực đến 300 phút mỗi tuần với cường độ trung bình, hoặc 150 phút mỗi tuần với cường độ nặng hoặc phối hợp các loại mức độ với thời gian tương đương.

I A

Khuyến nghị thường xuyên đánh giá và tư vấn về hoạt động thể lực để thúc đẩy mọi người tăng cường hoạt động thể lực và nếu cần thì hỗ trợ để các cá nhân gia tăng thời lượng hoạt động thể lực.

I B

Khuyến cáo thực hành hoạt động thể lực cho mọi người có nguy cơ thấp

mà khơng cần đánh giá thêm. I C

Hoạt động thể lực có thể được chia thành nhiều đợt, mỗi đợt kéo dài khoảng 10 phút, và cứ như vậy kéo dài cả tuần, có thể 4-5 ngày mỗi tuần hoặc tốt nhất là tất cả các ngày trong tuần.

IIa B

Nên xem xét chỉ định khám lâm sàng và nghiệm pháp gắng sức đối với những người ít vận động mà có các yếu tố nguy cơ tim mạch và có dự định tham gia tập luyện thể dục hoặc tập thể thao cường độ nặng.

IIa C

Một phần của tài liệu 380189_5333-qd-byt_2 (Trang 59)