- Xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay
2.2.1 Những kết quả đạt được
- Về mặt cơ cấu tổ chức: Với mục tiêu hướng tới trở thành một tổ chức tín
dụng hiện đại, mơ hình hoạt động của trụ sở chính và các chi nhánh, đơn vị thành viên trực thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một khối thống nhất hướng tới khách hàng. Việc tạo lập cơ cấu tổ chức: tách công tác tín dụng thành 3 bộ phận riêng biệt quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro, quản trị tín dụng với sự tách bạch về chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong hoạt động tín dụng, giúp cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động, tăng khả năng kiểm soát rủi ro tín dụng. Trong đó, phịng quản lý rủi ro là bộ phận có chức năng kiểm sốt, theo dõi và quản trị độc lập với bộ phận kinh doanh (quan hệ khách hàng), tham gia vào quá trình quản lý rủi ro ngay từ trước khi nghiệp vụ kinh doanh thực sự tiến hành và có cơ chế để có thể báo cáo trực tiếp lên Ban giám đốc - những người không tham gia vào việc nhận diện rủi ro. Với chức năng, nhiệm vụ đó, phịng quản lý rủi ro là nơi đảm bảo những quy định về công tác tín dụng do Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ban hành được thực hiện, đồng thời đề xuất ban hành những quy định về hoạt động tín dụng riêng phù hợp.
- Đảm bảo tuân thủ các quy định về an tồn tín dụng được quy định trong
Luật các tổ chức tín dụng, trong các quyết định của NHNN quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng và trong các quyết định của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Cụ thể: tuân thủ các giới hạn cho vay đối với một khách hàng và nhóm khách hàng liên quan; giới hạn cho vay và bảo lãnh đối với một khách hàng và nhóm khách hàng liên quan; giới hạn cho vay đối với các doanh nghiệp mà Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nắm quyền kiểm sốt.
- Cơ cấu tín dụng có sự chuyển biến tích cực theo hướng tăng cường kiểm sốt
chất lượng tín dụng, kiểm soát rủi ro, tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn, giảm tỷ trọng cho vay trung dài hạn, bên cạnh đó Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng thận trọng hơn trong việc lựa chọn dự án, lựa chọn khách hàng để quyết định cho vay, thực hiện chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tăng tỷ trọng cho vay có tài sản bảo đảm, củng cố tính pháp lý của tài sản bảo đảm, giảm dần dư nợ cho vay bằng tín chấp, đồng thời tăng cường tín dụng đối với các đơn vị trong ngành nhằm đảm bảo an toàn tín dụng và hạn chế rủi ro.
- Quy trình tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã
được thực hiện định hướng theo chuẩn mực quốc tế, đồng thời việc bổ sung các quy
định cần thiết về hoạt động tín dụng tại từng thời kỳ giúp cho quá trình cấp tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam thống nhất, khoa học, phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng. Quy định xác định được người thực hiện công việc và trách nhiệm của các cán bộ liên quan trong quá trình cho vay. Điều này đã giúp cho các cán bộ quan hệ khách hàng khi xem xét cho vay thực hiện phân tích đủ mơ hình chất lượng 6C, thực hiện giải ngân đúng, tiến hành kiểm tra sử dụng vốn vay và cuối cùng là thu hồi nợ vay.
- Công tác kiểm tra nội bộ đã được đổi mới qua đó nâng cao chất lượng hoạt
động của hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ. Hoạt động kiểm tra nội bộ được củng cố, tăng cường bộ máy cả về số lượng và chất lượng tích cực góp phần vào việc kiểm sốt và nâng cao chất lượng đối với hoạt động tín dụng, bảo lãnh.
- Công tác xử lý nợ xấu được tiến hành theo trình tự thích hợp. Việc xử lý nợ
để xử lý các khoản nợ xấu đúng trình tự và đảm bảo tuân thủ theo pháp luật. Với những công việc thực hiện trên, kết quả phân loại nợ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã đạt được những kết quả khả quan. Năm 2018 được Tạp chí Asia Risk trao tặng "Ngân hàng của năm, Việt Nam" về quản trị rủi ro và kinh doanh các sản phẩm phái sinh.