Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 73 - 78)

Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả khả quan trong việc quản trị rủi ro trong cho vay, tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều hạn chế mà Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần khắc phục để hoàn thiện:

Chưa xây dựng được chiến lược quản trị rủi ro dài hạn:

Trong mơ hình quản trị rủi ro tại các NHTM hiện đại, việc xây dựng một chiến lược quản trị rủi ro mang tính dài hạn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc định hướng hoạt động của hệ thống quản trị rủi ro, đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả và đạt được những mục tiêu đã đề ra.

Hiện nay, kế hoạch phát triển tín dụng hàng năm của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thực hiện vào đầu năm do Ban kế hoạch phát triển và Ban Quản lý rủi ro tín dụng thực hiện tổng hợp. Đơn vị Kế hoạch tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam căn cứ vào yếu tố cụ thể về mục tiêu tăng trưởng tín dụng của NHNN với hệ thống, căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch năm trước và các yếu tố thị trường để đưa ra các chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng cho năm sau. Các yếu tố khác như phân tích lợi nhuận, chi phí, mức độ rủi ro hầu như chưa được đề cập đến.

 Tồn tại trong cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và

Phát triển Việt Nam:

Tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam: Bộ phận thực hiện công

tác quản trị rủi ro trong cho vay do Ban Quản lý rủi ro tín dụng, Ban quản lý tín dụng và Ban quan hệ khách hàng doanh nghiệp thực hiện. Tuy nhiên, giữa các ban này hoạt động độc lập chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong hoạt động.

Tại các chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam: Công tác

quản trị rủi ro được thực hiện trực tiếp bởi ba bộ phận: bộ phận quản lý rủi ro; bộ phận quan hệ khách hàng và bộ phận quản trị tín dụng. Tuy nhiên, công tác quản trị rủi ro tại chi nhánh vẫn được thực hiện chủ yếu bởi bộ phận quản lý rủi ro. Các bộ phận phận quản lý rủi ro; bộ phận quan hệ khách hàng và bộ phận quản trị tín dụng hoạt động vẫn chưa có sự gắn kết, phối hợp trong hoạt động.

Theo cơ cấu của hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam tại mỗi chi nhánh, bộ phận quan hệ khách hàng sẽ thực hiện 3 nhiệm vụ là tìm kiếm, tiếp xúc khách hàng và hoàn thiện hồ sơ, phân tích tín dụng. Khi một cán bộ quan hệ khách hàng vừa tìm kiếm khách hàng vừa phân tích tín dụng thì ngân hàng sẽ dễ gặp rủi ro trong cho vay do hai nguyên nhân. Một là rủi ro về mặt đạo đức vì cán bộ quan hệ khách hàng thường chịu áp lực về phát triển, mở rộng khách hàng dẫn đến có thể phân tích khách hàng theo hướng tốt hơn so với thực tế để được phê duyệt cho vay. Hai là rủi ro về mặt tác nghiệp do thiếu sự chuyên sâu.

Ngoài ra tại các chi nhánh việc quyết định cho vay phụ thuộc nhiều vào giá trị tài sản bảo đảm nên nhiều khi chưa chú trọng đúng mức đến tính khả thi của phương án kinh doanh. Việc xác định giá trị tài sản bảo đảm khoản vay cịn nặng tính chủ quan, trên thực tế việc xác định giá trị tài sản bảo đảm của khách hàng đều do cán bộ khách hàng thực hiện mà khơng có sự tham gia của các cơ quan chun mơn về thẩm định giá. Việc phân tích đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư, của phương án sản xuất kinh doanh chủ yếu vẫn nặng về phân tích tài chính mà thiếu đi việc phân tích các khía cạnh thị trường, khả năng quản lý, khả năng tổ chức sản xuất. Các thông tin để làm căn cứ thẩm định khách hàng, về dự án đầu tư, phương án sử dụng vốn vay, về tài sản bảo đảm còn hạn chế, thiếu cơ sở khẳng định tính trung thực khách quan của các thông tin đã gây khó khăn trong việc phân tích tình hình tài chính, tài sản bảo đảm cũng như tính khả thi của phương án sử dụng vốn vay. Bên cạnh các thông tin do chính khách hàng cung cấp và nguồn thông tin từ Trung tâm thơng tin tín dụng CIC, hầu như khơng có các thơng tin khai thác từ các hiệp hội mà khách hàng tham gia, từ phía bạn hàng của khách hàng, từ các tổ chức nghiên cứu thị trường, ngồi ra ngân hàng vẫn chưa có được sự liên thơng với các cơ quan thuế, tài nguyên môi trường, vật giá … để kiểm chứng thông tin do khách hàng cung cấp.

Tồn tại trong hệ thống văn bản tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam:

- Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chưa xây dựng một quy trình quản lý rủi ro tổng thể:

Quy trình quản lý rủi ro trong cho vay hiện nay đang được lồng vào một số văn bản về quy chế hoạt động và các văn bản quy định về chức năng nhiệm vụ của các phịng ban. Chưa có một văn bản chuẩn hoá về quy trình quản lý rủi ro trong cho vay tổng thể để hướng dẫn các đơn vị thực hiện.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chưa có hệ thống văn bản quy định cụ thể về chính sách và trình tự quản lý rủi ro như quy trình, chính sách đánh giá rủi ro, quy trình kiểm tra lại và xác định những vấn đề về khoản vay. Do vậy, hoạt động quản lý rủi ro chưa được kiểm soát chặt chẽ và thực hiện một cách thống nhất trên tồn hệ thống. Điều này cũng gây khó khăn cho cơng tác quản lý rủi ro tại các chi nhánh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

 Cập nhật hồn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đưa vào áp dụng từ năm 2006, trong quá trình thực hiện đã cho thấy một số chỉ tiêu chưa được đánh giá đầy đủ, không còn mang tính phù hợp với tình hình thực tế, chấm điểm ngành theo cảm tính của cán bộ,…dẫn đến việc đánh giá xếp hạng khách hàng chưa chính xác.

 Cơ chế phối hợp của các đơn vị liên quan và văn hoá rủi ro:

Hoạt động quản lý rủi ro của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chủ yếu chỉ do Ban quản lý rủi ro và Ban quản lý tín dụng, Phòng quản lý rủi ro (tại các chi nhánh) thực hiện, chưa có sự phối hợp có hiệu quả của các phịng, ban khác. Các đơn vị có khả năng nhưng chưa hỗ trợ thực sự hiệu quả cho quản lý rủi ro về kỹ thuật, thông tin, chiến lược như: Ban quan hệ khách hàng, Ban quản lý tín dụng, Ban Công nghệ thông tin,… (tại Trụ sở chính), Phòng quan hệ khách hàng, Phòng quản trị tín dụng, Phòng giao dịch khách hàng, Bộ phận điện toán,… (tại các chi nhánh).

 Nhân sự quản lý rủi ro chưa hoàn thiện:

- Hiện Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chưa có cơ chế cho các chi nhánh thuê chuyên gia cao cấp và độc lập làm thành viên Hội đồng tín dụng

hay các chuyên gia kỹ thuật trong việc thẩm định các khoản tín dụng và đầu tư tại chi nhánh.

 Hệ thống thông tin báo cáo tín dụng khơng đầy đủ, kịp thời và khơng có

tính hệ thống, thiếu chính xác:

Văn hố chia sẻ và sử dụng thơng tin của cả hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung còn nhiều bất cập. Hầu như chỉ có cán bộ làm công tác tín dụng mới quan tâm đến các thơng tin về rủi ro trong cho vay, cịn các cán bộ khác hầu như không quan tâm đến và nếu biết thì cũng khơng có cơ chế truyền tải thơng tin này đến bộ phận chịu trách nhiệm xử lý.

Hiện tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chưa có hướng dẫn cụ thể về cơng tác báo cáo: định nghĩa các chỉ tiêu, cách khai báo,… Đồng thời quy trình báo cáo là chưa hồn chỉnh và phân tán, khơng có sự phân cấp giữa người cập nhật thông tin và người sử dụng thông tin. Đa phần các thông tin được báo cáo bằng mẫu biểu và làm thủ cơng nên rất khó sử dụng phân tích. Mặc dù Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã có phần mềm cập nhật thông tin hàng ngày để quản lý các hoạt động nghiệp vụ nhưng hiện nay, do trình độ và trách nhiệm của cán bộ trực tiếp cập nhật thông tin hàng ngày vào hệ thống phần mềm còn chưa cao nên tính chính xác của thông tin lấy từ phần mềm này không được đảm bảo. Điều này dẫn đến chất lượng thông tin phục vụ cho công tác quản lý rủi ro được chiết xuất ra không tốt.

 Về quản lý danh mục: Hiện Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt

Nam mới chỉ quản lý rủi ro theo cơ chế kế hoạch (tỷ trọng trong tổng dư nợ) đối với một số lĩnh vực như cho vay bất động sản, cho vay xây dựng, cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu. Kế hoạch này được xây dựng theo từng năm, chưa có kế hoạch phát triển, tài trợ trong một giai đoạn dài để làm tiền đề cho kế hoạch dài hơn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Hiện nay việc kiểm tra sau cho vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nhìn chung vẫn chỉ dừng lại ở việc đưa ra những nhận định chung chung do khả năng nhận biết tín dụng có vấn đề còn hạn chế hoặc chưa được khai thác, chưa có những quy định cụ thể và các biện pháp phù hợp và đủ mạnh để khuyến khích hoặc bắt buộc các cán bộ quan hệ khách hàng, cán bộ quản lý rủi ro phải chú trọng việc dự báo khả năng xuất hiện tín dụng có vấn đề.

Hiện cũng chưa có những hướng dẫn nội bộ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nêu ra các biểu hiện của một khoản tín dụng xấu và biểu hiện của một chính sách tín dụng kém hiệu quả.

Việc đánh giá và nhận biết tín dụng có vấn đề chưa được chú trọng thực hiện tốt kéo theo việc xử lý tín dụng có vấn đề cũng chưa có những giải pháp hiệu quả và kịp thời, làm cho các khoản tín dụng xấu sẽ càng trở nên xấu hơn.

 Về xử lý rủi ro: Việc xử lý nợ xấu tập trung vào biện pháp bán nợ sang

VAMC và dùng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý nợ chuyển hạch toán ngoại bảng. Thu nợ xấu từ bán tài sản chiếm tỷ lệ thấp, do vậy khả năng phát mại tài sản để thu hồi nợ xấu cần phải cải thiện, đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng tài sản bảo đảm.

 Về kiểm tra tài sản bảo đảm, sử dụng vốn vay: Cơng tác kiểm sốt tài sản

đảm bảo, kiểm tra sử dụng vốn vay gặp nhiều khó khăn, trong thực tế một số trường hợp không thể thực hiện kiểm tra theo đúng quy định do đặc thù hoạt động của khách hàng. Tài sản là máy móc thi cơng của các đơn vị xây lắp sử dụng để thi cơng nhiều cơng trình ở xa hay xà lan, tàu biển hoạt động trên sông, trên biển…). Một số trường hợp cán bộ quan hệ khách hàng khơng kiểm sốt chặt chẽ tài sản bảo đảm là lơ hàng, hàng tồn kho ln chuyển, dẫn đến tình trạng doanh nghiệp xuất bán nhưng không trả nợ vay ngân hàng. Do vậy, thực tế đã xuất hiện một số trường hợp doanh nghiệp sử dụng vốn vay sai mục đích, tài sản đảm bảo đã bị hỏng hóc, thay thế, khách hàng đã đem bán hoặc thế chấp ở nhiều nơi.

 Về môi trường pháp lý: Mơi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng ngân hàng còn chưa đầy đủ. Còn thiếu chế tài xử lý khi khách hàng vi phạm các cam kết

đối với ngân hàng. Các quy định về xử lý tài sản bảo đảm, đặc biệt là tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất chưa hợp lý, rõ ràng khiến ngân hàng gặp nhiều vướng mắc khi xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, nhất là trong trường hợp khách hàng đã có những biểu hiện chây ỳ, không hợp tác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 73 - 78)