Kỹ thuật quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 89 - 92)

Tài sản đảm bảo: Hợp đồng thế chấp là cơ sở pháp lý quan trọng nhất. Đây là

nguồn trả nợ thứ hai nếu khách hàng mất khả năng chi trả, do đó, phải xem xét kỹ các yếu tố sau:

+ Tình trạng pháp lý của tài sản.

+ Phải có nguồn thơng tin tham khảo rõ ràng về giá trị, yêu cầu công ty thẩm định giá (nếu cần) để đảm bảo tính khách quan, chính xác.

+ Xem xét các yếu tố về điều kiện an tồn (phịng cháy, chống trộm cắp, điều kiện an tồn), có cần phải mua bảo hiểm hay khơng.

+ Lợi thế thương mại, quy hoạch xây dựng, khả năng bán, thanh lý.

+ Trong q trình quan hệ tín dụng, kiểm tra thấy giá trị tài sản bị sụt giảm, khơng đủ điều kiện đảm bảo món vay, ngân hàng phải thông báo để khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo. Nếu khơng có tài sản đảm bảo, phải có phương án giảm dần dư nợ vay để đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng.

+ Đối với tài sản bảo lãnh, cần phải thông báo rõ về khoản vay, tình trạng khoản vay cho bên bảo lãnh, xem xét mối quan hệ với khách hàng (tránh tình trạng

người bảo lãnh khơng biết gì về khoản vay, nghĩa vụ đối với bên vay…dẫn đến khó khăn khi xử lý tài sản đảm bảo)

Kiểm tra, giám sát sau khi cho vay: Chuẩn hoá quy định về kiểm tra, giám

sát sau khi cho vay để phát hiện sớm những bất ổn, thiếu sót, rủi ro trong hoạt động ngân hàng và có hướng xử lý.

Căn cứ vào hạng xếp loại khách hàng, ngân hàng có quy định cụ thể từng mức độ giám sát sau khi cho vay để đảm bảo an tồn tín dụng và hạn chế gây phiền hà cho khách hàng. Các hình thức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các nội dung: giá trị tài sản đảm bảo, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, mục đích sử dụng vốn vay…

Luôn xem trọng công tác kiểm tra, tự kiểm tra kiểm soát tại ngân hàng: Kiểm tra việc thực hiện đúng quy trình, nghiệp vụ từ khi xét duyệt cho vay tới khi thu hồi, xử lý nợ. Các Chi nhánh còn tổ chức kiểm tra chéo hồ sơ theo định kỳ để đảm bảo tính khách quan về số liệu và kịp thời sửa chữa, bổ sung những thiếu sót trong hồ sơ tín dụng. Định kỳ, tổ chức đánh giá lại mức độ rủi ro của khoản vay và tài sản thế chấp.

Cho vay bổ sung, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh: Nếu xét thấy

doanh nghiệp gặp khó khăn hiện thời do thiếu vốn kinh doanh, và thẩm định thấy phương án kinh doanh khả thi, thì ngân hàng có thể xét cấp thêm hạn mức, bổ sung vốn kinh doanh. Tuy nhiên, cán bộ tín dụng phải nắm rõ mục đích vay thêm, tránh tình trạng cho vay đảo nợ hoặc che giấu nợ xấu.

Xây dựng phương án xử lý, thu hồi nợ có vấn đề: Hiện tại, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam có quy trình thu hồi nợ ban hành theo sổ tay tín dụng, nhưng việc thực hiện thường khơng theo quy trình. Một phần do cán bộ ngân hàng thường ngại va chạm với luật pháp (các hình thức kiện ra toà án), trừ trường hợp khơng cịn cách giải quyết nào khác, bên cạnh đó còn do q trình khởi kiện mất nhiều thời gian, cơng sức và nhiều khoản chi phí phát sinh trong q trình xử lý. Do đó, các khoản nợ có vấn đề thường được xử lý theo hướng thoả thuận, để

lượng khoản vay có quá hạn, nợ xấu tăng lên, thì cần triển khai một quy trình xử lý, thu hồi nợ rõ ràng, và cần phải tuân thủ chặt chẽ qui trình và qui định của pháp luật.

Các vấn đề khác cần quan tâm:

Khi phát sinh nợ có vấn đề, nợ quá hạn, ngân hàng cần tìm hiểu nguyên nhân rõ ràng. Nếu do vấn đề khó khăn thanh khoản tạm thời, có khả năng tiếp tục sản xuất kinh doanh, và đảm bảo thanh tốn cho ngân hàng thì có thể tiến hành gia hạn, cơ cấu nợ, thậm chí cho vay bổ sung thêm vốn để khách hàng khắc phục.

Nếu khách hàng làm ăn thua lỗ, khơng có khả năng trả nợ thì phải quản lý chặt chẽ khoản vay. Ngân hàng nhanh chóng xem xét lại tình trạng pháp lý của tài sản, định giá theo giá trị thị trường hiện tại. Gia hạn cho khách hàng một thời gian ngắn (1- 2 tháng) để tự tìm người mua tài sản. Nếu khơng được, ngân hàng sẽ tiến hành phát mại xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Trường hợp nếu không thu đủ số nợ sau khi đã phát mại tài sản và khách hàng khơng có khả năng trả nợ thì ngân hàng có thể yêu cầu tuyên bố doanh nghiệp phá sản.

Đối với cho vay khơng có tài sản đảm bảo, thì ngay trong hợp đồng ban đầu đã ràng buộc rõ các khoản thu chi phải tiến hành qua ngân hàng, nếu khơng thanh tốn được thì ngân hàng có quyền phong toả và thu hồi từ các nguồn thu này.

Khởi kiện ra toà: đây là bước cuối cùng trong quy trình thu hồi nợ. Cần

thành lập riêng một ban thu hồi nợ, cũng như có nhân viên chuyên ngành luật phụ trách mảng khởi kiện để thực hiện theo đúng luật, bổ sung hồ sơ đầy đủ trước khi khởi kiện

Tài trợ nợ: cần nghiên cứu triển khai các kỹ thuật tài trợ rủi ro như các công

cụ phái sinh tín dụng

Áp dụng các cơng cụ phái sinh để phòng ngừa hiệu quả hơn rủi ro trong cho vay: chứng khoán hoá các khoản cho vay, hợp đồng trao đổi tín dụng (Credit swap), hợp đồng quyền lựa chọn tín dụng, trái phiếu ràng buộc...

Áp dụng hình thức hối phiếu có đảm bảo bằng bất động sản (chứng khốn hố tín dụng): nhằm tạo thanh khoản cho ngân hàng khi nhận thế chấp bất động sản. Ví dụ: khi người chủ sử hữu bất động sản thế chấp bất động sản tại ngân hàng, thì ngân

hàng sẽ phát hành một hối phiếu ghi rõ số nợ, thời gian trả nợ, trị giá bất động sản thế chấp... và người thế chấp sẽ chuẩn nhận hối phiếu đó. Hối phiếu có giá trị để đòi nợ khi đáo hạn và ngân hàng có thể chiết khấu và giao dịch trên thị trường tiền tệ. Đây là loại hối phiếu được đảm bảo bằng bất động sản, nên tính rủi ro thấp và sẽ trở thành một công cụ của thị trường tiền tệ. Đây cũng là cách khai thông thị trường bất động sản với thị trường vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 89 - 92)