Để nhìn nhận một cách tồn diện công tác quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay, ngoài các chỉ tiêu định lượng, cịn phải đánh giá thơng qua các chỉ tiêu định tính. Theo hướng dẫn của Ủy ban Basel thì các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hệ thống quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại NHTM có thể phân chia thành 4 nhóm sau:
+ Đánh giá mơi trường quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay: môi trường quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay phải:
Phù hợp với cơ cấu tổ chức của Ngân hàng: chiến lược phát triển tín
dụng, chính sách tín dụng cần phải được thông qua và xét duyệt chỉnh sửa hàng năm bởi các nhà quản trị cấp cao trong ngân hàng. Chiến lược và chính sách tín dụng cần phải thể hiện rõ khả năng chịu đựng rủi ro và mức lợi nhuận ngân hàng kỳ vọng đạt được phù hợp với mức độ rủi ro mà ngân hàng đã chấp nhận. Tiến trình quản trị rủi ro bao gồm các bước: nhận dạng rủi ro, đo lường rủi ro, giám sát và kiểm soát rủi ro. Các nội dung này cần phải được thực hiện thành một chuỗi liên tục, nối tiếp và gắn kết với nhau, nhưng vẫn có sự độc lập nhất định, tránh xung đột lợi ích.
Phù hợp với đặc điểm kinh doanh của ngân hàng: ngân hàng cũng cần
đảm bảo rằng chính sách quản trị rủi ro của ngân hàng có thể bao quát hết các loại rủi ro xuất hiện trong mọi sản phẩm tín dụng riêng biệt cũng như trên toàn danh mục tín dụng sẵn có của ngân hàng. Mặt khác, ngân hàng cũng cần phải chắc chắn rằng việc phát triển mới các sản phẩm tín dụng trên thị trường phải hồn tồn phù hợp, tương thích với tiến trình và hệ thống kiểm sốt rủi ro trong cho vay tại ngân hàng.
Quy trình cấp tín dụng đã được thiết lập và thực hiện như thế nào? Có
đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc của kiểm soát nội bộ hay không? Việc thiết lập các nội dung của tiến trình cấp tín dụng có thể khơng giống nhau giữa các ngân hàng, tuy nhiên đều phải đảm bảo những nguyên tắc nhất định nhằm kiểm soát được rủi ro ngay từ khi nó xuất hiện. Xuất phát từ bản chất không thể triệt tiêu được các rủi ro trong cho vay, các NHTM luôn luôn phải đối mặt với rủi ro trong suốt q trình cấp tín dụng, kể từ khi chấp nhận phê duyệt tín dụng cho khách hàng cho đến khi kết thúc và thanh lý khoản tín dụng đã cấp. Nếu tiến trình cấp tín dụng được xây dựng và thực hiện chặt chẽ, sẽ hình thành những chốt kiểm sốt rủi ro cài đặt ngay trong quá trình tác nghiệp. Ngân hàng cũng cần phải phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng cá nhân, phòng ban tham gia vào tiến trình cấp tín dụng của ngân hàng.
+ Đánh giá sự phù hợp của quá trình theo dõi, đo lường và quản trị rủi ro trong cho vay
Ngân hàng thiết lập và thực hiện được quá trình theo dõi, giám sát các khoản
tín dụng trên danh mục một cách thường xuyên liên tục hay khơng? Ngân hàng có sử dụng phương pháp đo lường hoặc xây dựng được mơ hình đo lường rủi ro danh mục thích hợp khơng? Ngân hàng đã hình thành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để hỗ trợ cho việc đánh giá rủi ro đối với từng khách hàng, hệ thống này hoạt động có hiệu quả khơng? Q trình giám sát đòi hỏi ngân hàng phải đồng thời quan tâm đến cả rủi ro cá biệt cũng như rủi ro tồn danh mục, vì vậy ngân hàng cần phải xây dựng được bản hướng dẫn nhận biết các dấu hiệu cảnh báo sớm của khoản nợ có vấn đề, cũng như nhận biết danh mục cho vay bất ổn.
+ Đánh giá hiệu quả của mơi trường kiểm sốt
Mơi trường kiểm sốt rủi ro tại mỗi ngân hàng cần phải có tính hệ thống, hoạt động thường xuyên liên tục và chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp với nhà quản trị cấp cao để có những quyết sách kịp thời. Cũng cần phải xem xét tính độc lập của bộ phận kiểm sốt, đảm bảo tính hiệu quả của mơi trường kiểm soát tại ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
------------------------------
Về cơ bản chương 1 trình bày một cách khái quát cơ sở lý luận về rủi ro và rủi ro trong cho vay, đề cập đến cách phân loại, nguyên nhân của rủi ro trong cho vay cũng như mức độ ảnh hưởng của rủi ro trong cho vay đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và nền kinh tế. Chương 1 đề cập chi tiết đến quá trình quản trị rủi ro trong cho vay qua 4 bước cơ bản: Dấu hiệu nhận biết rủi ro trong cho vay - Các phương pháp đo lường đánh giá rủi ro trong cho vay - Các biện pháp kiểm sốt rủi ro trong cho vay – Các cơng cụ tài trợ rủi ro trong cho vay. Sau cùng nội dung đi sâu vào thống kê, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quản trị rủi ro trong cho vay của ngân hàng thương mại. Những vấn đề trên sẽ là cơ sở cho việc thực hiện các mục tiêu nghiên cứu thực trạng quản trị rủi ro trong cho vay tại trong chương tiếp theo.
CHƯƠNG 2