Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 100 - 106)

- Báo cáo cập nhật thông tin khách hàng.

3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Tăng cường vai trò kiểm tra của Thanh tra giám sát NHNN để kịp thời phát hiện, ngăn chặn các sai sót trong hoạt động tín dụng để giảm thiểu ro cho hoạt động của các NHTM.

- Các thông tin CIC cung cấp cần mở rộng thêm họ tên vợ hoặc chồng đối với cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp và thành viên các Công ty… để dễ dàng cho việc tra sốt, cập nhật thêm thơng khi nhận xét, đánh giá về lịch sử của khách hàng.

- NHNN cần phát triển hệ thống thơng tin tín dụng một cách nhanh chóng, chính xác và phong phú theo hướng phối hợp với cơ quan thuế, cơ quan kiểm toán và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố lập mã số nộp thuế của doanh nghiệp để các tổ chức tín dụng truy cập thơng tin được dễ dàng.

- Cần có biện pháp tuyên truyền để các ngân hàng hiểu rõ thêm về quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cung cấp và sử dụng thơng tin tín dụng. Đồng thời, NHNN cần quy định chặt chẽ, cụ thể và bắt buộc triệt để tất các tổ chức tín dụng phải cung cấp tình hình dư nợ khả năng trả nợ, nợ quá hạn, nợ xấu của khách hàng về CIC đầy đủ, đúng qui định để làm phong phú nguồn cung cấp thông tin chung.

- Qui định, bắt buộc và kiểm tra, giám sát kỷ luật hạch tốn thật chặt chẽ, có chế tài đủ mạnh để hạn chế các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng nhiều báo cáo tài chính.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ thực trạng rủi ro trong cho vay đối với khách hàng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong giai đoạn 2014 - 2018, học viên đã trình bày một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản trị rủi ro, hạn chế rủi ro trong cho vay đối với khách hàng. Các giải pháp tập trung xử lý những tồn tại ảnh hưởng khơng tốt đến chất lượng tín dụng và nâng cao khả năng phịng ngừa rủi ro trong cho vay của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, đề xuất sửa đổi về những quy trình tín dụng, hỗ trợ thơng tin…góp phần hồn thiện qui trình, qui định để hạn chế rủi ro trong cho vay đối với khách hàng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

KẾT LUẬN

Với mục tiêu nghiên cứu chính là hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, luận văn được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa lý thuyết, thực trạng công tác quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018 cùng với những kiến thức thu thập được trong quá trình học tập và kinh nghiệm thực tiễn của bản thân trong cơng tác tín dụng.

Với những nghiên cứu, đánh giá, phân tích về hoạt động quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay đối với khách hàng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, đề tài đã đóng góp được một số nội dung sau:

+ Khái quát hóa nội dung của quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay đối với khách hàng tại các NHTM dưới khía cạnh tăng trưởng bền vững, lợi nhuận gắn với phát triển thị phần với kiểm sốt tín dụng, hạn chế rủi ro. Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay qua các khâu: nhận diện rủi ro, đo lường rủi ro, đánh giá rủi ro, kiểm soát rủi ro, tài trợ rủi ro trong cho vay. Bên cạnh đó, hệ thống các mơ hình rủi ro trong cho vay, quy trình quản trị rủi ro trong cho vay theo ủy ban Basel và các chỉ tiêu để xác định mức độ rủi ro trong cho vay.

+ Khái quát về dư nợ tín dụng của khách hàng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam qua các chỉ tiêu xác định mức độ rủi ro trong hoạt động cho vay giai đoạn 2014 - 2018.

+ Luận văn đã đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay của khách hàng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2014 - 2018 thơng qua mơ hình quản trị rủi ro trong cho vay; chính sách cấp tín dụng; quy trình cấp tín dụng; giám sát sử dụng vốn vay; xếp hạng tín dụng nội bộ; kiểm tra, kiểm sốt nội bộ; cơng tác phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro trong hoạt động cho vay; …Qua đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cho thấy cịn nhiều nội dung cơng

việc mà Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần quan tâm xem xét, khắc phục, nếu không xử lý kịp thời thì đây là sẽ là những nguyên nhân sẽ tạo ra mầm móng, mang lại rủi ro cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam như là: Thẩm định chưa chặt chẽ, quyết định cho vay vội vàng, nâng hạng khách hàng, định giá tài sản quá cao, nâng mức cho vay không tài sản đảm bảo, kiểm tra sử dụng vốn vay mang tính đối phó…đây là những mặt cịn tồn tại, hạn chế của thực trạng quản trị rủi ro trong cho vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam thời gian qua. Đồng thời chỉ ra những nguyên nhân của hạn chế, tồn tại đó. Đặc biệt, học viên có so sánh cơng tác quản trị rủi ro trong cho vay của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam với quy trình quản trị rủi ro trong cho vay theo ủy ban Basel và rút ra được những bài học kinh nghiệm cho hoạt động tín dụng.

+ Trên cơ sở quan điểm, định hướng, mục tiêu và chiến lược phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, đề tài đã đưa ra hệ thống nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro trong cho vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Các giải pháp đưa ra đó là:

- Đổi mới quản lý và phát triển nhân lực.

- Tăng cường mối quan hệ với các cơ quan ban ngành để phục vụ tốt cho tăng trưởng tín dụng, phịng ngừa rủi ro và thực hiện tốt cơng tác quản trị rủi ro.

- Đẩy mạnh công các xử lý thu hồi nợ để giảm nợ xấu, nợ quá hạn, nợ tiềm ẩn… mục tiêu là giảm rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng và hiệu quả hoạt động ngân hàng.

- Tăng cường kiểm sốt tăng trưởng tín dụng gắn liền với chất lượng tín dụng, khơng tăng trưởng nóng, quan tâm phát triển nợ nhóm 1, nợ tốt, khách hàng có tình hình tài chính mạnh, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Thường xuyên thực hiện công tác tự kiểm tra về hoạt động tín dụng; thực hiện tốt, đầy đủ, cơng tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.

nâng mức cho vay không tài sản đảm bảo, kiểm tra sử dụng vốn vay mang tính đối phó…để phịng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh.

Từ những cơ sở trên, Học viên đề xuất các kiến nghị với NHNN Việt Nam nhằm hồn thiện chính sách quản lý tín dụng phù hợp với thơng lệ quốc tế; thiết lập và điều chỉnh các tỷ lệ an tồn tín dụng phù hợp với điều kiện kinh doanh của các NHTM; xây dựng và quản lý một số chính sách tín dụng đặc thù theo từng khu vực; thiết lập chính sách phát triển hệ thống bán bn trong hoạt động tín dụng; đổi mới chính sách quản lý và điều hành tín dụng nhằm đẩy mạnh công tác quản trị rủi ro trong cho vay đối với khách hàng của ngân hàng.

Trong q trình nghiên cứu có những nội dung lớn mà luận văn đề cập song không phải là mục tiêu nghiên cứu chủ yếu nên có thể nghiên cứu ở một đề tài khác như: Định hướng phát triển tín dụng bán lẻ tại các NHTM, năng lực cạnh tranh của NHTM; hiện đại hóa hoạt động ngân hàng trong cơng tác quản trị rủi ro trong cho vay tại các NHTM; vấn đề mua bán nợ xấu tại các NHTM ở Việt Nam, tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, hiện đại hóa trong phát triển dịch vụ tại các NHTM…

Quản trị rủi ro trong cho vay tại các NHTM là vấn đề khá phức tạp, hơn nữa thời gian nghiên cứu và trình độ có hạn nên luận văn này khơng tránh khỏi những thiếu sót. Về hạn chế của đề tài, đó là chưa nghiên cứu, phân tích đánh giá các mặt nghiệp vụ có thể mang lại rủi ro cho ngân hàng, chưa đánh giá chi tiết về lĩnh vực hoạt động tín dụng để làm rõ các nguyên nhân, tồn tại, tìm ra những giải pháp để khắc phục nhằm hạn chế tối đa rủi ro tín dụng mang lại cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp xây dựng của Q Thầy, Cơ, các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 100 - 106)