Cơ cấu tổ chức trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 37 - 40)

NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

2.1 Thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

2.1.1 Mơ hình quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay

- Cơ cấu tổ chức trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay là hoạt động luôn được Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chú trọng và ưu tiên hàng đầu trong những năm vừa qua nhằm nâng cao chất lượng hoạt động và hạn chế tổn thất trong kinh doanh. Hoạt động quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam khá quy mô theo những nguyên tắc chặt chẽ và nhiều cấp quản lý.

Theo thông lệ quốc tế, trách nhiệm cuối cùng và cao nhất đối với Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay là của Hội đồng quản trị ngân hàng. Do vậy, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã thành lập Ủy ban quản lý rủi ro trực thuộc Hội đồng quản trị chuyên về quản trị rủi ro nói chung trong đó bao gồm Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay. Việc thành lập Ủy ban quản lý rủi ro và các bộ phận giúp việc cho ủy ban là phù hợp với khuyến nghị của Basel về giám sát an toàn hoạt động ngân hàng.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng đã thành lập được các Hội đồng, Ủy ban trực thuộc Hội đồng quản trị theo quy định và thông lệ quốc tế, bao gồm Hội đồng ALCO, Tín dụng, Ủy ban chiến lược và tài chính, Ủy ban QLRR, Ủy ban Nhân sự và Ủy ban Công nghệ thông tin với chức năng nhiệm vụ tham mưu, tư vấn cho Hội đồng quản trị trong các lĩnh vực hoạt động cơ bản của ngân hàng.

Để giúp việc Ủy ban quản lý rủi ro, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam thành lập Phòng trợ lý Ủy ban quản lý rủi ro để tư vấn, thực hiện các báo cáo, phân tích, tổng hợp định kỳ về hoạt động tín dụng, đầu tư, quản lý rủi ro thị trường, tác nghiệp trên cơ sở báo cáo của các đơn vị liên quan, trình Ủy ban quản lý rủi ro, Hội đồng quản trị. Tuy nhiên, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chưa xây dựng được phương pháp luận tổng hợp rủi ro, chưa tính toán được vốn kinh tế để bù đắp trong trường hợp rủi ro xảy ra, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chưa có quy định rõ bộ phận tổng hợp các rủi ro trọng yếu trực thuộc Ban Điều hành (chỉ có các bộ phận tổng hợp các rủi ro riêng như rủi ro trong cho vay, thị trường và tác nghiệp, thanh khoản...)

Cơ cấu tổ chức trong toàn hệ thống từ Trụ sở chính đến các chi nhánh được thiết lập phù hợp, phân định rõ chức năng nhiệm vụ quyền hạn của các bộ phận/các cá nhân liên quan theo các mục tiêu đề ra. Mơ hình tổ chức phê duyệt và quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã được thành lập với 3 khối: khối kinh doanh “Front Office”, khối Quản lý rủi ro “Middle Office” và các khối tác nghiệp/hỗ trợ “Back/Support Office”. Hội đồng tín dụng trung ương trực thuộc Ban điều hành và Hội đồng tín dụng cơ sở thuộc chi nhánh. Bên cạnh đó, hệ thống kiểm sốt nội bộ được xây dựng tại ba miền và quản lý tập trung tại Trụ sở chính .

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đang thực hiện quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay theo mơ hình tổ chức phân tán, thể hiện: (i) Trụ sở chính giao thẩm quyền phán quyết tín dụng cho các chi nhánh trên cơ sở chấm điểm các tiêu thức: chất lượng tín dụng, hiệu quả hoạt động, quản trị điều hành và quy mô chi nhánh; (ii) Việc quản lý rủi ro tín dụng được thực hiện phân tán tại Trụ sở chính và tại chi nhánh, được quy định lồng ghép trong các quy chế, quy định, quy trình trong hoạt động tín dụng. Hệ thống kiểm soát nội bộ được xây dựng tại ba miền và quản lý tập trung tại trụ sở chính. Hiện Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đang nghiên cứu thực hiện quản lý tập trung, theo đó tập trung hóa hoạt động phê

ro trong cho vay vùng (tại miền Trung và miền Nam). Hiện tại, Ban quản lý rủi ro tín dụng thuộc trụ sở chính đang đầu mối xây dựng chương trình phần mềm hệ thống khởi tạo khoản vay (LOS), để hỗ trợ quá trình luân chuyển quản lý hồ sơ tín dụng giữa chi nhánh và trụ sở chính.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng đã dần triển khai tập trung hóa các hoạt động nghiệp vụ về trụ sở chính quản lý và thực hiện trực tiếp. Đến nay đã thực hiện tập trung đối với hoạt động quản lý điều hành nguồn vốn; hoạt động tác nghiệp và tài trợ thương mại; hoạt động kiểm tra và giám sát nội bộ; giúp chi nhánh ưu tiên nguồn lực tập trung vào công tác bán hàng.

Mơ hình tổ chức hoạt động tín dụng tại chi nhánh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam hiện đã thực hiện tách bạch 3 khâu: (i) Khởi tạo và đề xuất (Quản lý khách hàng); (ii) Thẩm định rủi ro và phê duyệt (Quản lý rủi ro); (iii) Tác nghiệp (Quản trị tín dụng) đảm bảo sự độc lập khách quan giữa các khâu tham gia vào q trình xét duyệt cấp tín dụng, góp phần đáng kể hạn chế rủi ro đạo đức trong q trình cho vay. Mơ hình tổ chức phê duyệt tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam về cơ bản đã thực hiện phân tách chức năng, phân cấp thẩm quyền phê duyệt phù hợp với quy định tại dự thảo Thông tư về hệ thống quản lý rủi ro trong hoạt động NHTM của Ngân hàng nhà nước.

Tuy nhiên, liên quan đến công tác thẩm định tài sản bảo đảm tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chưa bảo đảm tuân thủ đầy đủ quy định về phân tách chức năng. Theo dự thảo Thông tư quy định về hệ thống quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của Ngân hàng nhà nước, khối kinh doanh được tham gia vào quá trình xây dựng, thực hiện, nhưng không được phê duyệt, quyết định cuối cùng đối với việc xác định giá trị tài sản bảo đảm. Tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chức năng này vẫn do khối quan hệ khách hàng thực hiện. Giá trị khoản vay chủ yếu được quyết định trên giá trị tài sản bảo đảm, khối quan hệ khách hàng vừa thực hiện thẩm định tài sản bảo đảm, vừa thực hiện phát vay, chỉ các tài sản bảo đảm lớn hơn một giá trị nhất định sẽ có sự tham gia của bộ phận

quản lý rủi ro trong định giá tài sản bảo đảm, nên sẽ khơng bảo đảm tính minh bạch trong cơng tác thẩm định tài sản bảo đảm.

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức khối Quản lý rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)