Đặc điểm tự nhiên, chính trị, kinh tế-xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Giải pháp Nâng cao chất lượng cán bộ công đoàn (Trang 45 - 46)

Vĩnh Phúc là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội; là tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, phía Bắc giáp các tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, Phía Tây giáp Phú Thọ, phía Đông và phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội. Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính (bao gồm: Thành phố Vĩnh Yên, Phúc Yên, các huyện Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc). Tỉnh có diện tích tự nhiên 1.231,76 km2. Tỉnh Vĩnh Phúc có 137 đơn vị cấp xã gồm 15 phường, 12 thị trấn và 110 xã, có 37% dân số sống ở đô thị và 63% dân số sống ở nông thôn. Do đặc điểm vị trí địa lý tỉnh Vĩnh Phúc có ba vùng sinh thái rõ rệt: đồng bằng, trung du và miền núi; liền kề với thủ đô Hà Nội, gần sân bay quốc tế Nội Bài; có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông thuận lợi trên trục phát triển kinh tế của Việt Nam. Từ một địa phương thuần nông trở thành tỉnh có giá trị sản xuất công nghiệp lớn, là trung tâm sản xuất ô-tô, xe máy hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật được đầu tư, nâng cấp theo hướng hiện đại. Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thông tin có nhiều chuyển biến; an ninh quốc phòng được tăng cường, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 15,37%/năm; thu ngân sách tăng nhanh, từ 100 tỷ đồng năm 1997 lên trên 32.000 tỷ đồng năm 2019.

Với vị trí liền kề Thủ đô Hà Nội, nằm trong vành đai phát triển công nghiệp của các tỉnh phía Bắc, chịu ảnh hưởng lan toả và phát triển của các khu công nghiệp lân cận, Vĩnh Phúc có nhiều tiềm năng, lợi thế để thu hút

đầu tư, phát triển kinh tế, đặc biệt là công nghiệp, du lịch và dịch vụ. Trong những năm qua, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh rất coi trọng công tác quy hoạch, thu hút đầu tư. Vì vậy, tỉnh đã tiến hành quy hoạch 19 Khu Công nghiệp với diện tích 5.540 ha và đi vào hoạt động được 13 Khu Công nghiệp với tổng diện tích 2.653 ha phục vụ cho quá trình CNH, HĐH của tỉnh. Ngoài khối các Sở ban ngành, đơn vị hành chính sự nghiệp còn có hơn 5.700 doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh còn hiệu lực. Trong đó, có 3.410 doanh nghiệp đang hoạt động và 156.172 CNLĐ đã được báo cáo định kỳ với cơ quan quản lý Nhà nước về lao động ( Sở Lao động – TB&XH).

Một phần của tài liệu Giải pháp Nâng cao chất lượng cán bộ công đoàn (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w