YÊU CẦU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CÔNGĐOÀN CỦA LIÊN ĐOÀN

Một phần của tài liệu Giải pháp Nâng cao chất lượng cán bộ công đoàn (Trang 73 - 74)

CẢNH HIỆN TẠI VÀ GIAI ĐOẠN TỚI.

Nhằm tiếp tục đẩy mạnh phong trào CVCLĐ trong tỉnh theo tinh thần Chỉ thị số 34 - CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng; Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Trong những năm tới phong trào CNVCLĐ và các cấp Công đoàn cần bám sát vào nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; tuyên truyền vận động CNVCLĐ đoàn kết, năng động, sáng tạo, ra sức thi đua, phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được giao. Trong bối cảnh đất nước đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng; tác động mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp lần thứ tư; những điều kiện phát triển mới của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đặt Công đoàn Vĩnh Phúc trước những thách thức, khó khăn cần vượt qua. Đó là thách thức, khó khăn trong việc tổ chức thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động do thực tế việc thực thi các quyền và lợi ích của người lao động tại nhiều doanh nghiệp không như kỳ vọng; là thách thức đổi mới tư duy hướng đến tính thiết thực trong hoạt động của tổ chức Công đoàn là thực hiện đầy đủ chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; là khó khăn trong việc phát triển đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở; rồi tiềm lực tài chính phục vụ nhiệm vụ chính

trị của tổ chức Công đoàn Việt Nam; tính đồng bộ trong đổi mới mô hình tổ chức, bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn.

Liên đoàn Lao động tỉnh Vĩnh Phúc cũng đang đứng trước những áp lực lớn bởi hiện tại, người lao động có quyền tự nguyện tham gia (hoặc không tham gia) vào tổ chức Công đoàn. Tuy nhiên, khi tham gia Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), trong tương lai, người lao động có quyền tự do thành lập hoặc gia nhập tổ chức mà họ lựa chọn làm đại diện. Đây là một thay đổi quan trọng đối với người lao động.

Bên cạnh đó, một bộ phận cán bộ công đoàn chưa chuyên nghiệp, năng lực chuyên môn hạn chế; thiếu hụt đội ngũ cán bộ trưởng thành qua thực tiễn hoạt động công đoàn ngoài khu vực nhà nước, phần lớn cán bộ làm việc như cán bộ hành chính, công tác đào tạo bồi dưỡng nặng về bằng cấp, chế độ trách nhiệm trong công việc chưa thực sự cụ thể… Mặt khác, cán bộ công đoàn chủ yếu là kiêm nhiệm, lại thường xuyên biến động, kiến thức về chính sách, pháp luật và kỹ năng hoạt động công đoàn còn hạn chế, nhiều cán bộ chưa tâm huyết với hoạt động công đoàn, chưa thực sự quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của người lao động; khả năng giao tiếp, kỹ năng thương lượng, đối thoại còn chưa đáp ứng yêu cầu…

3.2. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO CHẤTLƯỢNG CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN CỦA LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH

Một phần của tài liệu Giải pháp Nâng cao chất lượng cán bộ công đoàn (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w