Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

Một phần của tài liệu Giải pháp Nâng cao chất lượng cán bộ công đoàn (Trang 49 - 51)

Liên đoàn Lao động tỉnh được tổ chức theo địa giới hành chính tỉnh do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định thành lập hoặc giải thể phù hợp với quy định của Luật Công Đoàn.

Liên đoàn Lao động tỉnh chỉ đạo trực tiếp các liên đoàn lao động huyện, công đoàn địa phương, Công đoàn KCN và các Công đoàn cở sở các đơn vị của Trung ương không có Công đoàn ngành trung ương hoặc Công đoàn tổng công ty.

Theo quy định Điều 30 Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII thì Liên đoàn Lao động tỉnh Vĩnh Phúc có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

- Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức CĐ. Triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của CĐ cấp trên và Nghị quyết của Đại hội CĐ tỉnh, các Chỉ thị, Nghị

quyết của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước.

- Đại diện, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người Lao độngtrên địa bàn. Tham gia với Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về các chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các vấn đề có liên quan đến đời sống, việc làm và điều kiện làm việc của đoàn viên, người Lao độngtrên địa bàn. Tổ chức phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động xã hội.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng của Tỉnh, CĐ ngành trung ương tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật và các chính sách có liên quan trực tiếp đến đoàn viên, người Lao độngtrong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; tham gia hội đồng trọng tài Lao độngở địa phương, hướng dẫn và chỉ đạo việc giải quyết tranh chấp Lao động, tham gia điều tra tai nạn Lao động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người Lao độngtrong các doanh nghiệp đóng trên địa bàn.

- Chỉ đạo các CĐ ngành địa phương, Liên đoàn Lao động huyện, thành phố, CĐ các khu công nghiệp, thuộc tỉnh thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ CĐ Việt Nam. Phối hợp với công đoàn ngành trung ương và tương đương chỉ đạo các CĐCS trực thuộc công đoàn ngành trung ương và tương đương đóng trên địa bàn.

- Hướng dẫn, chỉ đạo các CĐCS trực thuộc các CĐ cấp trên cơ sở khác đóng trên địa bàn tỉnh những nội dung như: Triển khai thực hiện nghị quyết của Đảng, các chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Phối hợp với các cơ quan chức năng của nhà nước ở địa phương kiểm tra, thanh tra lao động; điều tra các vụ tai nạn Lao động; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp Lao động; đại diện bảo vệ người Lao động trước người sử dụng lao động, cơ quan nhà nước và trong quá trình tham gia tố tụng; kiểm tra, giám sát thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động.

- Tổ chức vận động đoàn viên, người lao động rèn luyện học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghề nghiệp; quản lý và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, các cơ sở văn hóa công nhân; các cơ sở dạy nghề, giới thiệu việc làm và tư vấn pháp luật của công đoàn theo quy định của Nhà nước và tổ chức công đoàn.

- Thực hiện quy hoạch, quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và thực hiện chính sách đối với cán bộ được phân cấp quản lý.

- Hướng dẫn, chỉ đạo đại hội các CĐ cấp dưới; Phát triển đoàn viên, xây dựng CĐCS và nghiệp đoàn vững mạnh.

- Thực hiện công tác đối ngoại theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Quản lý tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế của CĐ theo quy định của luật và tổ chức công đoàn.

Một phần của tài liệu Giải pháp Nâng cao chất lượng cán bộ công đoàn (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w