Mở rộng và tăng cường các giải pháp thu hồi nợ vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế và xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 88 - 90)

- Số liệu sơ cấp: tác giả thu thập số liệu sơ cấp thông qua điều tra, khảo sát khách hàng.

N Minimum Maximum Mean Std Deviation

4.3.3. Mở rộng và tăng cường các giải pháp thu hồi nợ vay

Theo quy định hiện hành, ngân hàng phải trích lập dự phòng đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán từ trên 3 tháng và nợ phải thu chưa quá hạn, nhưng có thể khơng địi được do khách nợ khơng có khả năng thanh tốn. Đối với những khoản nợ quá hạn từ 3 năm trở lên coi như khơng có khả năng thu hồi, ngân hàng phải sử dụng nguồn dự phịng nợ phải thu khó địi, quỹ dựphịng tài chính đểbù đắp, phần chênh lệch thiếu hạch tốn vào chi phí quản lý của ngân hàng. Ngồi ra, ngân hàng còn tiếp tục phần theo dõi riêng trên sổ kế toán và ngoại bảng cân đối kế toán trong thời hạn tối thiểu là 5 năm và tiếp tục có các biện pháp để thu hồi nợ.

Điều đó cho thấy, các khoản nợ xấu ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của các ngân hàng, họ sẽ mất nhiều thời gian, công sức, tiền của để đơn đốc thu hồi nợ. Do đó, để có thể địi được nợ trong điều kiện doanh nghiệp hoạt động ln bị lỗ địi hỏi ngân hàng phải áp dụng các biện pháp hết sức linh hoạt và mềm dẻo. Tại ACB hiện đang có một sốhướng đi cơ bản như sau:

- Thứ nhất, ngân hàng tự tổ chức quản lý hoặc bàn giao khoản nợ xấu cho công ty quản lý nợ trực thuộc ngân hàng để tiếp tục theo dõi các khoản nợ nhằm thực hiện thu hồi nợ thông qua việc xửlý các TSĐB, khai thác TSĐB, tiếp tục theo đuổi các vụ kiện để thu hồi một phần nợ từ thanh lý tài sản của doanh nghiệp phá sản... Tuy nhiên, thực hiện giải pháp này, ngân hàng vẫn mất nhiều thời gian và tiền bạc để thu hồi nợ xấu, vẫn phải duy trì một bộ máy, bộ phận riêng để quản lý nợ xấu, cho nên không mang lại hiệu quả cao.

- Thứ hai, là biện pháp thu nợ có chiết khấu. Đây là hình thức giảm giá trị khoản nợ phải trả cho khách nợ, giá trị triết khấu do ngân hàng và chủ nợ thoả thuận nhưng theo hướng có lợi cho khách nợ nhằm thúc đẩy khách nợ thanh toán dứt điểm khoản nợ, ngân hàng tuy chịu thiệt một chút nhưng cũng sớm thu hồi được một phần vốn và cắt bỏđược "cục nợ" dây dưa này.

- Thứ ba, bán nợ cho các tổ chức có chức năng mua - bán nợ chuyên nghiệp. Đây là phương án xử lý nợ xấu nhanh nhất giúp ngân hàng thu hồi một phần vốn kinh doanh để phục vụ cho các nhu cầu và cơ hội kinh doanh mới, nhằm cải thiện tình hình tài chính.

- Thứtư, chuyển nợ thành vốn góp cổ phần gắn với tái cấu trúc doanh nghiệp Đây là một hướng đi mới trong việc xử lý nợ xấu. Chuyển nợ thành vốn góp gắn với tái cấu trúc doanh nghiệp khá mới tại Việt Nam và cũng chỉ có DATC của Bộ Tài chính đã sử dụng thành công hoạt động này. DATC đàm phán với chủ sở hữu, cổ đông khác của doanh nghiệp để chuyển nợ thành vốn góp sau khi mua nợ từ các chủ nợ. Khi đã trở thành cổ đông, DATC thực hiện các giải pháp tái cấu trúc doanh nghiệp như xóa một phần nợ và lãi, hoãn trả nợ, thay đổi thời gian trả nợ, hỗ trợ về tài chính như cho vay, bảo lãnh, hỗ trợ về thị trường, quản trị… nhằm phục hồi từ doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, mất khả năng thanh toán thành doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có lãi, nhờ đó sẽ tạo nguồn trả nợ cho DATC. Các doanh nghiệp đã được tái cấu trúc thành công đến nay đều hoạt động kinh doanh có lãi.

Tuy nhiên cần có những văn bản quy định cụ thể, thống nhất việc chuyển nợ thành vốn cổ phần để giải quyết nợ xấu cho ngân hàng đồng thời cũng giúp doanh nghiệp khắc phục khó khăn. Điều quan trọng hơn là hiệu quả kinh tếluôn được đặt lên hàng đầu, mọi phương án kinh doanh mua – bán nợ và tái cấu trúc doanh nghiệp phải được nghiên cứu thật cẩn thận để đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất, và không để xảy ra việc doanh nghiệp tiếp tục hoạt động kém sau khi được cơ cấu lại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế và xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)