Để hạn chế nợ xấu tại ngân hàng TMCP Á Châu, ngân hàng đã tiến hành thực hiện các cách thức quản trị tín dụng như sau:
3.3.2.1. Quản trị tín dụng dựa trên chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng hiện tại của ACB dựa trên nguyên tắc thận trọng, với phương châm “chỉ cho vay khi kiểm soát tốt rủi ro”. ACB đã tiến hành đánh giá lại các khoản cấp tín dụng hiện hữu và tuyển chọn, duy trì những KH tốt, có uy tín trả nợ, đồng thời, thu hẹp các khoản tín dụng được xem là có nguy cơ dẫn đến nợ quá hạn, gây rủi ro cho ACB. ACB đã kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách tín dụng, kiểm soát sự tuân thủ trong suốt quá trình cấp tín dụng tại ACB.
Có 10 nhóm tiêu chí được áp dụng để thẩm định, phê duyệt tín dụng cũng như kiểm soát, đánh giá chất lượng tín dụng danh mục cho vay của ACB với các cấp độ khác nhau (nhóm cấp tín dụng bình thường, nhóm hạn chế, nhóm không cấp và nhóm chấm dứt cấp tín dụng) và được chia thành 2 nhóm lớn sau:
• Nhóm tiêu chí xét duyệt bao gồm: Đối tượng KH, ngành nghề kinhdoanh, tình hình tài chính, nguồn trả nợ, tài sản đảm bảo, vị trí địa lý và tỷ lệ cho vay trên tài sản bảo đảm.
• Nhóm tiêu chí kiểm soát bao gồm: sản phẩm tín dụng, kỳ hạn và loại tiền vay, kênh phân phối.
• Khi phân tích và thẩm định KH, mỗi KH sẽ được xếp vào một trong bốn nhóm sau:
- Nhóm cấp tín dụng bình thường - Nhóm hạn chế cấp tín dụng
- Nhóm không cấp tín dụng
- Nhóm chấm dứt cấp tín dụng (đối với KH hiện hữu) • Nếu xét theo phân nhóm KH
- Tổng dư nợ cho vay của nhóm “hạn chế cấp tín dụng” trên tổng dư nợ cho vay của ACB chiếm tối đa 25% và giảm dần để chuyển sang nhóm “cấp tín dụng bình thường”.
- Tổng dư nợ cho vay của nhóm “không cấp tín dụng” trên tổng dư nợ cho vay của ACB chiếm tối đa 5% và giảm dần về 0% hoặc chuyển sang nhóm “cấp tín dụng bình thường” và nhóm “hạn chế cấp tín dụng”.
- Tổng dư nợ cho vay của nhóm “chấm dứt cấp tín dụng” trên tổng dư nợ cho vay của ACB chiếm 0%.
• Xét theo loại hình vay: Tổng dư nợ cho vay tín chấp trên tổng dư nợ cho vay của ACB chiếm tối đa 10%, trong đó doanh nghiệp chiếm tối đa 8%, cá nhân chiếm tối đa 2%.
• Quy mô khoản vay
- Tổng dư nợ cho vay của KHDN có tiêu chí quy mô khoản vay thuộc nhóm cấp tín dụng bình thường chiếm tối thiểu 75% tổng dư nợ cho vay của khối KHDN.
- Tổng dư nợ cho vay của KHCN có tiêu chí quy mô khoản vay thuộc cấp tín dụng bình thường chiếm tối thiểu 75% tổng dư nợ cho vay của khối KHCN.
- Tổng dư nợ của 1,5% sốlượng KH có dư nợ lớn nhất không vượt quá 50% tổng dư nợ và 10 KH có dư nợ lớn nhất không vượt quá 30% tổng dư nợ cho vay của ACB.
3.3.2.2. Quản trị dựa trên quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của KH cho đến khi NH ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng.
Quy trình tín dụng hiện nay tại ACB như sau:
Bƣớc Thời gian Công việc cụ thể Nhân viên phụ trách
1 KH có nhu cầu vay vốn.
- Nhân viên ACB tư vấn, hướng dẫn thủ tục vay vốn Thẩm định sơ bộ về mục đích vay, thu nhập trả nợ, tài sản đảm bảo...
RA/PFC/ CA 2 Sau khi KH đã cung cấp đầy đủ hồsơ - Thẩm định tài sản đảm bảo - Thẩm định tình hình tài chính, mục đích sử dụng vốn vay, ... - Thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình -A/A -RA/PFC/ CA 3 Thu thập đầy đủ chứng từ
Trình cấp có thẩm quyền xét duyệt hồ sơ và thông báo kết quả cho KH
RA/PFC/ CA
4 Khi KH có nhu cầu rút vốn
- Hoàn tất các thủ tục pháp lý (công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo)
- Kiểm tra việc thực hiện các điều kiện phê duyệt của cấp có thẩm quyền và giải ngân - LDO -CSR tiền Vay 5 Sau khi KH rút vốn
- Thường xuyên kiểm tra trong và sau khi cho vay
- Nhắc nợ và thúc nợ
- Kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng vốn vay...
-RA/PFC/ CA
-CSR tiền Vay
Hướng dẫn thủ tục vay vốn và tiếp nhận hồ sơ: Khi KH có nhu cầu vay vốn sẽ liên hệ với ACB trực tiếp hoặc bằng điện thoại và sẽ được hướng dẫn về thủ tục,
điều kiện và các loại giấy tờ, hồsơ cần thiết. Việc này được thực hiện bởi nhân viên quan hệ khách hàng (RA) đối với KHDN hoặc nhân viên tư vấn tài chính cá nhân (PFC)/ nhân viên phân tích tín dụng (CA) đối với KHCN. Trình tự các bước như sau:
Bước 1: Thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình Bước 2: Quyết định cho vay và thông báo cho KH
Bước 3: Hoàn tất thủ tục pháp lý và hợp đồng tín dụng, giải ngân Bước 4: Kiểm tra, theo dõi khoản vay sau giải ngân và thu hồi nợ
3.3.2.3. Quản trị dựa trên kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng
Mục đích của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ACB cũng như hệ thống xếp hạng tín dụng của các tổ chức chuyên xếp hạng quốc tế như Moody's, Standard & Poor đều nhằm đánh giá về RRTD tại ngân hàng. Tuy nhiên, do dựa trên các phương pháp luận và điều kiện khác nhau, nên có những sự khác biệt trong cơ cấu và thiết kế của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ACB so với các tổ chức xếp hạng quốc tế.
- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ bao gồm các thành phần sau: - Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ dành cho Doanh nghiệp - Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ dành cho hộ kinh doanh - Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho cá nhân
Tuy nhiên, tại ACB mới áp dụng hệ thống XHTD nội bộ dành cho Doanh nghiệp, còn hệ thống XHTD dành cho hộ kinh doanh và cá nhân đang trong giai đoạn thử nghiệm và hoàn chỉnh, chưa được áp dụng trong hệ thống ACB.
Nội dung hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ dành cho Doanh nghiệp Quy trình chấm điểm tín dụng
Bước 2: Xác định quy mô Doanh nghiệp
Bước 3: Xác định loại hình sở hữu Doanh nghiệp Bước 4: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính
Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính B6: Tổng hợp điểm và xếp hạng tín dụng
Điểm của khách hàng = Điểm của các chỉ tiêu tài chính * Trọng số phần tài chính + Điểm của các chỉ tiêu phi tài chính * Trọng số phần phi tài chính
Sốđiểm cho mỗi chỉ tiêu được đánh giá từ 20 đến 100 điểm và tỷ trọng cho từng chỉtiêu thay đổi tùy theo ngành nghề và quy mô của Doanh nghiệp.
Tổng điểm kết hợp của hai yếu tố định tính và định lượng sẽ giúp xác định mức phân loại của khoản vay theo bảng dưới đây:
Bảng 3.12: Bảng xếp loại chấm điểm khách hàng
Điểm Xếp loại Phân loại rủi ro
90 – 100 AAA Nợđủ tiêu chuẩn
80 – 90 AA Nợđủ tiêu chuẩn
75 – 80 A Nợ đủ tiêu chuẩn
70 – 75 BBB Nợ cần chú ý
65 – 70 BB Nợ cần chú ý
60 – 65 B Nợ dưới tiêu chuấn
56 – 60 CCC Nợdưới tiêu chuấn
53 – 56 CC Nợ dưới tiêu chuấn
45 – 53 C Nợ nghi ngờ
20 – 45 D Nợ có khảnăng mất vốn
của ACB
Hệ thống XHTD doanh nghiệp đã phân ra được hai mô hình phục vụ cho xét duyệt và phân loại nợ. Kết quả từ hai mô hình này phục vụ cho hai mục đích khác nhau trong quá trình hoạt động nhằm hướng đến một mục tiêu là giảm thiểu rủi ro tín dụng. Kết quả XHTD xét duyệt giúp công tác xét duyệt cho vay được nhánh chóng, chính xác.
Kết quả XHTD phân loại nợ dùng để phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao về quản trị rủi ro đối với NHTM.
3.3.2.4. Quản trị dựa trên điều kiện về bảo đảm tiền vay
Phương án kinh doanh khả thi, hiệu quả là tiêu chí quyết định trong việc xem xét cho vay. Tuy nhiên những RRTD rất đa dạng và có những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của con người mà thẩm định tín dụng không thể lường hết được. Do đó việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay sẽ nâng cao tính chịu trách nhiệm và chia sẻ rủi ro của khách hàng với ngân hàng. Do đó, tỷ lệ cho vay có bảo đảm bằng tài sản có xu hướng gia tăng, góp phần vào giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra.
Để chuyển tải cơ bản một cách chi tiết, đầy đủ các quy định hiện hành của pháp luật, đồng thời bổ sung những quy định phù hợp về giao dịch bảo đảm trong cho vay cũng như đảm bảo sự thống nhất áp dụng trong toàn hệ thống về bảo đảm tiền vay, từ khâu xem xét, thẩm định, đánh giá, chấp nhận biện pháp bảo đảm và TSĐB cũng như kiểm tra, rà soát, đánh giá lại tài sản và xử lý tài sản khi khách hàng vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ.
Theo đó, quy định này sẽ hướng dẫn chi tiết cách thức tiến hành định giá TSĐB tiền vay, các loại giấy tờ cần thiết đối với từng loại tài sản, cách thức thực hiện một cách hợp pháp, hợp lệ khi tiến hành các thủ tục với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác trong việc cầm cố thế chấp tài sản, tỷ lệ thế chấp của từng loại tài sản.
3.3.2.5. Quản trị thông qua việc điều hành lãi suất cho vay
Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế còn nhiều khó khăn sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, dẫn đến tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng bị ảnh hưởng nặng nề, và một khi khách hàng vay gặp khó khăn trong kinh doanh thì ngân hàng cũng bị ảnh hưởng không nhỏ, như vậy nguy cơ phát sinh nợ quá hạn sẽ tăng cao do khách hàng kinh doanh không có hiệu quả, không có khảnăng trả nợ.
Vì vậy, để tạo điều kiện cho khách hàng giảm bớt áp lực về chi phí lãi vay trong điều kiện khó khăn như hiện nay, ACB đã có những chính sách lãi suất hỗ trợ kịp thời và phù hợp với chỉ đạo của NHNN cũng như của ACB. Thực tế cho thấy chính sách lãi suất là một trong những công cụ cần thiết trong QTRRTD nhằm có những giải pháp can thiệp kịp thời để hạn chế tối đa RRTD xảy ra.
Ngoài ra ngân hàng ACB còn thực hiện các biện pháp hạn chế nợ xấu khác như:
- Phân loại các khoản vay của khách hàng
Các khoản vay của khách hàng căn cứ trên hệ thống xếp hạng tín dụng tương ứng được phân thành 5 nhóm nợ sau:
Phân loại nợ theo hệ thống chấm điểm tín
dụng Phân loại nợ theo quyết định 493
Xếp hạn tín dụng AAA, AA, A Xếp hạn tín dụng BBB, BB, B Xếp hạn tín dụng CCC, CC Xếp hạn tín dụng C Xếp hạn tín dụng D Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn Nhóm 2: Nợ cần chú ý Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn Nhóm 4: Nợ nghi ngờ
Nhóm 5: Nợ có khảnăng mất vốn Trường hợp một khách hàng có nhiều hơn một khoảng nợ với ngân hàng mà có bất kỳ khoản nợ chuyển sang nhóm tủi ro cao hơn khi ngân hàng phải phân loại các khoản nợ còn lại của khách hàng đó vào nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro.
- Dự phòng rủi ro tín dụng
Việc tính cụ thể dự phòng cụ thể được căn cứ trên các tỷ lệ áp dụng cho từng nhóm nợnhư sau:
Tỷ lệ dự phòng
Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn 0%
Nhóm 2: Nợ cần chú ý 5%
Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn 20%
Nhóm 4: nợ nghi ngờ 50%
Nhóm 5: Nợ có khảnăng mất vốn 100%
Dự phòng cụ thể được tính theo số dư các khoản cho vay từng khách hàng tại ngày 30 tháng 11 năm 2013 trừ đi các giá trị khấu trừ các tài sản đảm bảo. Giá trị khấu trừ các tài sản đảm bảo được xác định theo các quy định của thông tư 02 và quyết định 18, chụ thể như sau:
Loại tài sản đảm bảo Tỷ lệ khấu trừ tối đa (%)
Số dư trên tài khoản tiền gửi, số tiết kiệm, giấy tờ có giá bằng VND do tổ chức tín dụng phát hành.
100%
Tín phiếu kho bạc, vàng, số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm, giất tờ có giá bằng ngoại tệ do tổ chức tín dụng phát hành 95% Trái phiếu Chính phủ: Có thời hạn còn lại từ1 năm trở xuống Có thời hạn còn lại từ1 năm đến 5 năm Có thời hạn còn lại trên 5 năm
95% 85% 80% Chứng khoán, công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá 70%
do các tổ chức tín dụng khác phát hành được niêm yết trê Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán.
Chứng khoán, công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá do doanh nghiệp phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán
65%
Chứng khoán, công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá do các tổ chức tín dụng khác phát hành chưa được niêm yết trên Sở gia dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán.
50%
Bất động sản 50%
Các loại tài sản đảm bảo khác 30%
Theo thông tư 02, một khoản dựphòng chung cũng được lập với mức bằng 0,75% tổng số dư của các khoản cho vay khách hàng, không bao gồm các khoản cho vay khách hàng được phân loại vào nhóm nợ có khảnăng mất vốn.