Bài học kinh nghiệm rút ra cho ACB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế và xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 33 - 37)

Câu chuyện xử lý nợ xấu vẫn đang là mối quan tâm lớn của nền kinh tếcũng như công cuộc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam thời gian qua. Xử lý nợ xấu ở nước ta không thể áp dụng biện pháp xử lý nợ xấu bằng nguồn ngân sách nhà nước như chính phủ nhiều nước trên thế giới. Xử lý nợ xấu qua Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) là một nhóm giải pháp đặc thù của Việt Nam. Từ các kinh nghiệm quản trị nợ xấu ở một số quốc gia trên thế giới, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm quý báu trong quản trị nợ xấu của ngân hàng ACB như sau:

Th nht: cần một quyết tâm chính trị mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo. Theo đó, cần có sự thay đổi trong quản lý và điều hành nền kinh tế để có điều kiện giải quyết vấn đề ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát và tái cấu trúc nền kinh tế có hiệu quả. Năm 2013 và các năm tiếp theo cần xác định rõ mục tiêu, cách làm cho từng năm để đạt hiệu quả cụ thể. Chính phủ cần chỉ đạo quyết liệt để xử lý hàng tồn kho và nợ xấu của ngân hàng, không để tình trạng vốn lòng vòng trong một số TCTD và

công ty con. Nhanh chóng giải quyết những bất ổn trong hệ thống, khắc phục phân bổ vốn đầu tư chồng chéo, kém hiệu quả, hạn chế nợ xấu mới tiếp tục gia tăng. Tái cơ cấu nền kinh tế là vấn đề lớn, cần sự chỉ đạo quyết liệt, nhất quán, buộc thực hiện, đồng thời lộ trình đưa ra phải rõ ràng, hợp lý và khả thi.

Th hai, khẩn trương tái cơ cấu hệ thống NHTM. Xác định rõ tái cơ cấu ngân hàng là vấn đề phức tạp, khi mức độ quan hệ sở hữu vốn đan xen ở một số TCTD thì nợ xấu không dễ dàng xác định chính xác, việc tái cơ cấu phải có bước đi cụ thể. Vì vậy đề án tái cấu trúc (dù đã được Chính phủ phê duyệt) nhưng cần làm rõ: Mục tiêu cần đạt được sau tái cấu trúc hệ thống ngân hàng; mô hình ra sao; yêu cầu quản trị công ty, công nghệ, năng lực tài chính và nguồn nhân lực đối với các ngân hàng sau hợp nhất, sáp nhập... đạt ở mức nào sau tái cấu trúc v.v... Đối với NHTM nhà nước, phải tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hoá; giảm tỷ trọng phần vốn nhà nước ở mức hợp lý, để tăng năng lực tài chính; đổi mới hệ thống quản trị nội bộ ngân hàng phù hợp với chuẩn mực quốc tế, cơ cấu lại các công ty con của ngân hàng mới có khả năng xử lý tận gốc nợ xấu của hệ thống.

Th ba, cần năng cao năng lực thanh gia, giám sát của ngân hàng. Những bất ổn trong hệ thống ngân hàng Việt Nam thời gian qua cho thấy, việc giám sát của NHNN đối với các NHTM còn nhiều bất cập điều này thể hiện: các chính sách, quy định của NHNN không được thực thi nghiêm túc; một số NHTM đầu tư quá mức vào tài sản rủi ro cao (chứng khoán, bất động sản), vấn đề sở hữu chéo lòng vòng trong một số ngân hàng v.v... Vì vậy, đầu tiên phải nhanh chóng lập lại kỷ cương trong hệ thống thông qua giám sát, buộc các NHTM này phải công bố thông tin minh bạch. Hoàn thiện các văn bản pháp luật tạo môi trường pháp lý cho việc giám sát của NHNN và các cơ quan có liên quan.

Th tư, cần phải tuân theo chuẩn các quy định và thông lệ quốc tế về phân loại nợ xấu. Về mặt nguyên tắc, để giải quyết được nợ xấu trước hết phải tìm ra được con số thực và những nguyên nhân dẫn đến có con số đó thì mới có giải pháp cụ thể. Tuy nhiên, một trong những rào cản lớn nhất khiến cho việc xác định chính xác số nợ xấu cũng như tình trạng nợ xấu tại các TCTD hiện nay đó là sự không rõ

ràng trong quy định về tiêu chí phân loại nợ. Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN nợ của các TCTD được phân loại dựa trên cả 2 phương pháp định lượng và định tính. NHNN cho phép các ngân hàng lựa chọn 1 trong 2 phương pháp tùy theo khả năng và điều kiện thực hiện của từng ngân hàng. Chính vì vậy, có ngân hàng xác định tỷ lệ nợ xấu theo phương pháp định lượng, có ngân hàng theo phương pháp định tính. Trong đó, phân loại nợ theo phương pháp định tính được đánh giá là phương pháp phân loại nợ phát huy hiệu quả hơn, giúp cho TCTD có đầy đủ cơ sở để đánh giá tiềm lực và khả năng thanh toán nợ của khách hàng một cách chính xác và đầy đủ hơn. Tuy nhiên, tại Việt nam hiện nay vẫn chưa có một quy chuẩn chung về tiêu chí định tính, NHNN cũng chưa có bất cứ hướng dẫn cụ thể nào về việc áp dụng phương pháp định tính mà chỉ có những quy định chung chung. Mặt khác, việc phân loại nợ theo phương pháp định tính yêu cầu TCTD thực hiện phải xây dựng một hệ thống đánh giá, xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng một cách chặt chẽ mà điều này lại không dễ thực hiện, đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian cũng như công sức. Một yếu tố quan trọng nữa đó là việc phân loại nợ theo tiêu chí định tính sẽ làm tỷ lệ nợ xấu cao gấp 2-3 lần so với định lượng mà nợ xấu cao đồng nghĩa với doanh nghiệp phải trích lập tỷ lệ dự phòng cao, đây là điều nhiều TCTD e ngại khi phân loại nợ xấu. Do đó, hiện nay ở Việt Nam có rất ít TCTD tiền hành phân loại nợ theo phương pháp định tính.

Thứ năm, cần phải tăng cường nguồn lực tài chính để xử lý nợ xấu. Nguồn tài chính cho các AMC cũng như các cơ chế xử lý nợ xấu ở các nước chủ yếu từ vốn tự có, vốn huy động, và vốn ưu đãi trong quá trình hoạt động. Việc xử lý nợ xấu qua VAMC mà không dùng nguồn ngân sách nhà nước hay vay nợ bên ngoài chắc chỉ có đặc thù ở Việt Nam. Do đó, hệ thống ngân hàng một mặt tiếp tục củng cố vững chắc thanh khoản, mặt khác tiếp tục xử lý nợ xấu bằng các nguồn lực tự có như RPRR, tái cơ cấu lại nợ. Đồng thời ban hàng loạt các quy định như chuẩn mực quản trị doanh nghiệp, chuẩn mực an toàn và quản lý rủi ro, chuẩn mực kế toán và phân loại tài sản…

Tuy nhiên, nhìn chung, việc xử lý nợ xấu bằng công ty mua bán nợ tập trung, quy mô toàn diện khá chậm. Nguyên nhân chủ yếu là quá trình phê duyệt chủ

trương và phê chuẩn đề án cũng như ban hành các quy định pháp lý kéo dài khá lâu. Việc xử lý nợ xấu càng chậm thì chi phí phải trả càng lớn, số lượng doanh nghiệp phá sản càng nhiều và tiến trình phục hồi kinh tế càng khó khăn.

Kết luận chƣơng 2

Chương 2 đã trình bày một số nét chính cơ sở lý luận về nợ xấu và công tác xử lý nợ xấu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Có thể thấy, toàn bộ bức tranh tổng quan về nợ xấu của các ngân hàng, nguyên nhân và cách thức các ngân hàng lựa chọn để xử lý nợ xấu cũng như các tác động của nợ xấu được trình bày rõ. Thông qua đó làm nổi bật vai trò và tính cấp thiết phải xử lý nợ xấu trong bối cảnh hiện nay của các NHTM Việt Nam. Thêm vào đó, việc nghiên cứu cơ chế xử lý nợ xấu tại một số quốc gia trên thế giới sẽ giúp ích cho Việt Nam có thêm kinh nghiệm quý báu trong quá trình xử lý nợ xấu ở nước mình. Cơ sở lý luận trình bày tại chương 2 là nền tảng cho việc đánh giá thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Á Châu trong chương 3.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế và xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)