Kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế và xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 29 - 32)

2.3.1.1. Kinh nghiệm từ Trung Quốc

Khác với các quốc gia Châu Á khác như Nhật Bản và Thái Lan, nợ xấu là kết quả của những vụ sụp đổ thị trường tài chính và bong bóng tài sản thì nguyên nhân gây ra nợ xấu của Trung Quốc chính là cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, khi hoạt động của các NHTM nhà nước lớn chỉ như những cơ quan hành chính nhà nước có nhiệm vụ cho vay theo chỉ định cho các công ty và dự án nhà nước vốn làm ăn kém hiệu quả, thậm chí thua lỗ. Vấn đềở đây là sự kéo dài trong nhiều năm, các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả do nhiều nguyên nhân. Thua lỗ kéo dài dẫn đến việc khơng thể hồn trảđược các khoản công nợ, nhất là các khoản nợ vay ngân hàng. Đây là loại nợ khó xử lý nhất và nó bị tồn đọng trong nhiều năm.

La chọn mơ hình và cơ chế x lý n:

- Trung Quốc là một trường hợp riêng biệt trong việc lựa chọn mơ hình xử lý nợ xấu do những đặc điểm riêng của họ. Hệ thống ngân hàng có quy mơ rất lớn với tổng dư nợ cho vay toàn nền kinh tế lên đến gần 2.000 tỷ USD, gấp hơn 1,5 lần tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Tổng khối lượng nợ xấu 480 tỷ USD bằng 36% GDP. Nếu xét con số tuyệt đối thì khối lượng nợ này tương đương với khối lượng nợ xấu của Hoa Kỳ năm 1989, nhưng tỷ lệ so với GDP lại gấp hơn 5 lần. Trung Quốc đã lựa chọn mơ hình cho riêng mình. Nhà nước đã bỏ vốn để thành lập các AMC. Nhưng thay vì thành lập cơng ty xử lý nợ quốc gia, năm 1999, Trung Quốc đã thành lập bốn công ty quản lý tài sản với vốn điều lệ khoảng 5 tỷ USD (tương đương 1% tổng số nợ xấu của hệ thống ngân hàng Trung Quốc hiện nay). Đây là một con số rất nhỏ so với khối lượng nợ xấu. Do đó để có thể “mua” lại nợ của các ngân hàng, các AMC đã vay từ Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và phát hành trái phiếu.

công ty này chịu sự quản lý và chỉ đạo đồng thời của Bộ Tài chính, ngân hàng Nhân dân Trung Hoa và có mối quan hệ ràng buộc rất lớn với các ngân hàng "mẹ".

- Bên cạnh khoản nợ chuyển giao cho các AMC, các NHTM quốc doanh Trung Quốc vẫn còn một khối lượng nợ xấu rất lớn còn 232 tỷ USD vào cuối năm 2003. Khối lượng nợ xấu này giảm 13 tỷ so với năm 2002. Nhưng thực ra, khoản nợ được xử lý chủ yếu là việc xoá các khoản nợ khơng cịn khả năng thu hồi. Khối lượng nợ được xử lý này là cơ sở để chính phủ cấp thêm cho hai ngân hàng xử lý nợ tốt nhất Trung Quốc là Ngân hàng trung Quốc và Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc 45 tỷ USD từ nguồn dự trữ ngoại hối.

- Cơ chế xử lý nợ của Trung Quốc tập trung vào việc tận thu các khoản nợ bằng việc thanh lý tài sản thế chấp, cầm cố, chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu và bán các khoản nợcho các nhà đầu tư, trong đó quan trọng nhất là các nhà đầu tư nước ngoài.

Kết qu x lý n:

- Đối với các AMC, trong thời gian 1999, một khối lượng nợ bằng 170 tỷ USD đã được chuyển giao cho các AMC. Để đảm bảo nguồn vốn cân bằng khối lượng nợ chuyển sang, ngoài 5 tỷ USD vốn điều lệđược cấp ban đầu, thì khoản vay từ Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc là 67 tỷ USD, phát hành trái phiếu là 108 tỷ USD. Kết quả xử lý đến cuối tháng 3/2004, các AMC xử lý được 63,9 tỷ USD, phần lớn là chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu, số thu bằng tiền đạt 12,7 tỷUSD. Như vậy số nợ thu hồi được thực chỉ đạt 7,6% tổng số nợ xấu được chuyển sang và bằng 20% số nợ được xử lý. Nếu tính từ thời điểm hoạt động, đến nay đã trải qua hơn 5 năm (thời gian hoạt động của các AMC tại Trung Quốc theo dựtính là 10 năm) thì kết quả mà các AMC mang lại là rất hạn chế.

- Do các AMC hoạt động không hiệu quả và khối lượng nợ xấu của các NHTM quốc doanh quá lớn, nên bản thân các NHTM quốc doanh ở Trung Quốc cũng đã có những nỗ lực xử nợ các khoản nợ xấu của bản thân ngân hàng mình. Đối với các NHTM quốc doanh, trong suốt thời gian từ năm 1997 đền 2003, khối lượng nợ xấu gia tăng đều. Chỉ có hai thời điểm nợ xấu giảm là năm 1998 các ngân hàng này chuyển 170 tỷ USD cho các AMC và năm 2003 đợt xoá nợ cùng với cấp thêm

vốn của chính phủ Trung Quốc. Các khoản nợ xấu mà các NHTM quốc doanh xử lý được vẫn là việc dùng quỹ RPRR. Phần thu được từ khách hàng là rất hạn chế.

Từ kết quả xử lý nợ cho thấy kể cả AMC lẫn các ngân hàng quốc doanh ở Trung Quốc xử lý nợ chưa mang lại hiệu quả như mong đợi.

2.3.1.2. Kinh nghiệm từ Thái Lan

Trong khi đó, để quản trị tốt nợ xấu của quốc gia mình, Chính phủ Thái Lan đã thực thi một số chính sách tích cực để tháo gỡ khó khăn, giảm thiểu nợ xấu trong hệ thống Ngân hàng, đặc biệt là xử lý các tài sản thế chấp.

Chính phủ cho phép các NHTM, mỗi Ngân hàng được mua tối đa 10% vốn điều lệ. Trong từng trường hợp cần thiết, Chính phủ có thể mua cổ phiếu của các Ngân hàng gặp khó khăn và cần thiết sát nhập giải thể. Đồng thời, Nhà nước cho phép thành lập Quỹ phát triển và phục hồi tài chính cho Bộ Tài Chính quản lý để phát hành trái phiếu dùng để mua cổ phần của các NHTM, cơng ty tài chính, nếu khơng đáp ứng được u cầu sẽ kêu gọi nước ngoài mua cổ phần.

Để cơ cấu lại nợ và dự phịng rủi ro, Chính phủ thành lập “Ủy ban cơ cấu lại khu vực tài chính tư nhân”. Vềcơ cấu lại nợ, có 3 biện pháp:

- Điều chỉnh, sửa lại hợp đồng vay vốn như hạ lãi suất vay, giảm gốc vốn vay, tăng thời hạn vay, hoặc yêu cầu con nợ chuyển giao tài sản thế chấp để bán, chấp nhận lỗđể xóa nợ.

- Kết hợp giữa việc điều chỉnh lại hợp đồng với việc chuyển giao tài sản thế chấp để xử lý.

- Giãn nợ khi con nợ tạm thời gặp khó khăn trong thu chi tài chính, sản xuất kinh doanh.

Việc phân loại nợ quá hạn để dự phịng rủi ro được tính theo 5 loại:

- Loại 1: Nợ quá hạn bình thường, trong thời gian 1 tháng khơng thu được, tỷ lệ dự phịng rủi ro là 1%.

- Loại 2: nợ quá hạn khơng bình thường, trong thời hạn từ 1 đến 3 tháng không thu được, tỷ lệ dự phòng rủi ro là 2%

- Loại 3: Nợ quá hạn dưới tiêu chuẩn bình thường, trong hạn từ 3 đến 6 tháng không thu được, tỷ lệ dự phòng rủi ro là 20%

- Loại 4: Nợ khó địi, trong thời hạn từ 6 đến 12 tháng khơng thu được, tỷ lệ dự phịng rủi ro là 50%

- Loại 5: Nợ quá hạn mất trắng, trên 12 tháng không thu được, tỷ lệ dự phịn rủi ro là 100%

Việc trích lập dự phịng rủi ro được thực hiện 6 tháng 1 lần, chính vì vậy, Chính phủ Thái Lan đã có thể quản trị tốt nợ xấu trong hệ thống Ngân hàng của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế và xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)