Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế và xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 72 - 74)

3.4.1.1. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, để thực hiện mục đích nghiên cứu, đảm bảo tính khoa học và thực tiễn các nội dung nghiên cứu, luận văn sẽ sử dụng kết hợp các phương pháp sau:

Phƣơng pháp nghiên cứu định tính: phương pháp này được sử dụng để phân tích đánh giá kết quả, hiệu quả kinh doanh cũng như phân tích tình hình nợ xấu và xử lý nợ xấu của ngân hàng TMCP Á Châu. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng được tác giả sử dụng để đánh nguyên nhân thật sự tác động đến nợ xấu của ngân hàng thông qua ý kiến của các nhà chuyên môn và khách hàng.

Phƣơng pháp nghiên cứu tình huống thực tế: để có cái nhìn khách quan hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động hạn chế và xử lý nợ xấu ngaòi các chỉ tiêu đã phân tích nhằm đo lường hoạt động hạn chế xử lý nợ xấu, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua điều tra, khảo sát khách hàng dựa trên bảng câu hỏi khảo sát. Việc thăm dò ý kiến khách hàng cá nhân, doanh nghiệp và các chuyên gia tại các chi nhánh ACB thông qua phiếu điều tra, khảo sát sẽ giúp cho ACB rút ra được những tồn tại, điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động hạn chế và xử lý nợ xấu tại ngân hàng này.

Xây dựng bảng hỏi

Để xây dựng bảng hỏi một cách chính xác và phù hợp với lĩnh vực ngân hàng, tác giả đã soạn thảo một bảng hỏi bao gồm các yếu tố tác động gây nên tình trạng nợ xấu của ngân hàng. Sau đó, lấy ý kiến đóng góp từ những nhà chuyên môn để hoàn thiện bản hỏi trước khi tiến hành khảo sát khách hàng.

Khảo sát để lấy ý kiến khách hàng được tác giả tiến hành với nhiều phương thức khác nhau, trong đó có 3 phương thức chủ yếu đó là:

- Phỏng vấn trực tiếp tại các phòng giao dịch - Gửi bảng hỏi tại quầy giao dịch

- Gửi bảng hỏi qua đường bưu điện.

Các phương pháp nghiên cứu khác thực hiện trong luận văn như:

Phương pháp lịch sử: kế thừa những thành quả nghiên cứu và tư liệu thống kê.

Phương pháp thống kê, mô tả: tác giả thu thập số liệu từ các báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, báo cáo thường niên, báo cáo tài chính của ACB và số liệu sẽ được xử lý bằng phương pháp thống kê, mô tả thông qua các bảng biểu, đồ thị.

Phương pháp phân tích, so sánh: thông qua các dữ liệu thứ cấp thu thập được từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của ACB, tác giả sẽ tiến hành phân tích, đối chiếu để đưa ra được thực trạng hạn chế và xử lý nợ xấu tại ACB.

Phương pháp tổng hợp: sau khi xử lý dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp, tác giả sử dụng phương pháp này để từ thực tiễn và lý luận, sàng lọc và đúc kết nhằm đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động hạn chế và xử lý nợ xấu tại ACB.

3.4.1.2. Quy trình nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài này, tác giả xây dựng một quy trình nghiên cứu cụ thể để hoạt động nghiên cứu được diễn ra một cách tuần tự và có kế hoạch, cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế và xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)