Nâng cao đạo đức nghề nghiệp và đạo đức ngành ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế và xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 92 - 93)

- Số liệu sơ cấp: tác giả thu thập số liệu sơ cấp thông qua điều tra, khảo sát khách hàng.

N Minimum Maximum Mean Std Deviation

4.3.7. Nâng cao đạo đức nghề nghiệp và đạo đức ngành ngân hàng

Trong hoạt động của mình, các ngân hàng đều gặp vấn đề về quản trị và vấn đề quan trọng nhất và khó kiểm sốt nhất là chun mơn và đạo đức của người làm ngân hàng.

Giải pháp đưa ra nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro đạo đức trong hoạt động kinh doanh đối với ACB trong giai đoạn hiện tới là:

- Vấn đề con người: Ngân hàng là lĩnh vực đòi hỏi sự minh bạch và chuyên nghiệp cao. Do đó ACB cần chú trọng vào cơng tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao – giáo dục về đạo đức nghề nghiệp - vì nguồn lực yếu kém khơng những ảnh hưởng đến hiệu quả, mục tiêu kinh doanh của ngân hàng mà

còn tiềm ẩn rủi ro đạo đức rất lớn.

Ngân hàng cần giáo dục “ý thức tập thể” cho cán bộ của mình, thấy rõ việc họ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng như thếnào đến hoạt động của ngân hàng để họ xác định được ý thức làm việc vì “lợi ích của ngân hàng” là trên hết thay vì “lợi ích cá nhân”. Những vụ việc đã xảy ra trong thực tế cho thấy, cán bộ ngân hàng phải ln có ý thức bảo vệ tài sản của ngân hàng như tài sản của mình, khơng vì “lợi ích cá nhân” mà quyết định cho một khách hàng không đủ điều kiện vay vốn hoặc thấy khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, tình hình tài chính có vấn đề khơng trả được nợvay nhưng vì sợ hậu quả nên vội vàng bỏngân hàng đi tìm việc ở một ngân hàng khác.

Trong quá trình sử dụng, ngân hàng có chế độ đãi ngộ thoả đáng thơng qua việc đánh giá chính xác giá trị khác biệt của cán bộ ngân hàng và kết quả phấn đấu để từ đó giúp họ có động lực để phát huy hết tiềm năng của mình.

- Xây dựng văn hoá doanh nghiệp, thiết lập một hệ thống kiểm soát đặc biệt về các hành vi trong hoạt động của ngân hàng và để cho hệ thống này hoạt động một cách hiệu quả thực sự tránh tình trạng đưa ra hệ thống kiểm sốt cho có như hiện nay.

Hoạt động của các ngân hàng hiện đại đang phải đối mặt với rủi ro đạo đức. Rủi ro đạo đức là điểu không tránh khỏi. Nhưng vấn đề làm sao để quản trị được và giảm thiểu loại rủi ro này? Hơn bao giờ hết, ACB phải giáo dục đạo đức nghề nghiệp và coi đó như một nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình tái cơ cấu, tạo nền tảng cơ bản cho sự phát triển lành mạnh và bền vững của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế và xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)