Sinh lời phải là thước đo thành công và là chỉ số hiệu quả chính của một công ty.

Một phần của tài liệu An Economy for the 99-_vn (Trang 30 - 31)

ty.

Cắt giảm thuế, các chi phí lao động và các chi phí khác và tối đa hóa doanh thu đƣợc hiểu là biện pháp duy nhất để tăng lợi nhuận. Mọi ngƣời vẫn nói rằng đây là mô hình hiệu quả nhất để tạo công ăn việc làm, cung cấp hàng hóa và dịch vụ và chia sẻ thành quả với những ngƣời sở hữu thông qua cổ tức. Các nhà đầu tƣ bị thu hút bởi các doanh nghiệp nào đƣa ra cam kết sẽ trả cổ tức nhiều nhất nếu nhà đầu tƣ đóng góp vốn vào công ty. Việc này lại giúp mang lại nhiều nguồn đầu tƣ hơn cho những công ty có lợi nhuận cao nhất, và nếu những đóng góp tài chính này đƣợc sử dụng khôn ngoan, sẽ nâng cao triển vọng tƣơng lai của các công ty này.

Với cách nhìn nhận nhƣ vậy, các chính phủ bị đặt dƣới sức ép phải xây dựng các chính sách giúp tạo ra, thu hút, thúc đẩy và hỗ trợ các công ty hoạt động dựa trên động lực tối đa hóa lợi nhuận và lấy cổ đông làm trọng tâm. Tƣ tƣởng này đã khiến cho hàng loạt dịch vụ đƣợc tƣ nhân hóa, từ đƣờng sắt cho đến các bệnh viện, và tƣ tƣởng này cũng giúp các doanh nghiệp nhận đƣợc những hỗ trợ hào phòng từ phía cộng đồng tài trợ quốc tế180 Những tiến trình này cũng khiến cho các công ty hoạt động theo hình thức này tăng mạnh, xét trên gốc độ giá trị vốn hóa thị trƣờng, và khiến cho lĩnh vực tài chính (không đƣợc điều tiết) có vai trò to lớn trong việc mua bán cổ phần công ty dựa trên những kết quả lợi nhuận ngắn hạn.

Tuy nhiên, quy mô hiện nay của các công ty và lợi nhuận của những công ty này đã bắt đầu khiến ngƣời ta phải lo lắng. Lý thuyết kinh tế học truyền thống dạy chúng ta rằng trong một thị trƣờng cạnh tranh, lợi nhuận nên ở mức „bình thƣờng‟ và „mức lợi nhuận cao quá mức bình thƣờng‟ là dấu hiệu của độc quyền và tìm kiếm đặc lợi. Nhƣ đã trình bày trong phần 2.1, với một tỉ lệ không tƣơng xứng, những lợi nhuận đó giúp cho thu nhập của những ngƣời giầu tăng mạnh, trong khi đó lại tạo áp lực đối với những ngƣời lao động, nông dân, ngƣời tiêu thụ, ngƣời cung ứng, các cộng đồng và môi trƣờng. Lợi nhuận có thể thỏa mãn những nhà đầu tƣ giàu có nhƣng nó lại gây tổn thƣơng cho xã hội. Ví dụ nhƣ, động cơ tối đa hóa lợi nhuận trong ngành dƣợc thƣờng dẫn tới tình trạng giá thuốc bị đội lên mức cao nhất có thể - những loại thuốc mà đáng lẽ có thể giúp đƣợc nhiều ngƣời hơn nếu chúng đƣợc bán với giá thấp hơn.181 Báo cáo năm 2016 của Ủy ban Cấp cao về Tiếp cận Thuốc của Tổng thƣ ký Liên Hiệp Quốc đã nhấn mạnh „sự thiếu nhất quán giữa các phƣơng pháp tiếp cận dựa trên thị trƣờng và các nhu cầu y tế công‟.182

Các quốc gia phải chấm dứt việc cho rằng để thu hút các dự án đầu tƣ có giá trị, thì lƣơng phải đƣợc cắt giảm. Nghiên cứu của ILO đƣợc thực hiện năm 2012 đã phát hiện ra rằng lý thuyết này hầu nhƣ không chính xác: bất cứ một kết quả tích cực nào thu đƣợc từ xuất khẩu hoặc đầu tƣ cũng không thể bù đắp lại đƣợc thiệt hại do việc tiêu thụ và nhu cầu trong nƣớc giảm, hậu quả của việc cắt giảm lƣơng.184 Báo cáo này cũng chỉ ra rằng ở cấp toàn cầu, chính sách này rút cục cũng đã tự bị tiêu hủy. Cuộc đua để đạt mức lƣơng thấp nhất chỉ có nghĩa là nhu cầu trên toàn cầu đang giảm ở mức chƣa từng có, và điều gì sẽ xảy ra sau đó? Một nhà nghiên cứu tham gia vào thực hiện nghiên cứu của ILO, Ozlem Onaran, đã nói rằng: „Hành tinh của chúng ta không giao thƣơng với Sao Hỏa.185

Tuy nhiên, các mô hình phát triển thịnh vƣợng nhất ở mọi nơi trên thế giới đã cho thấy một điều rằng các mô hình thƣơng mại bền vững nhất chỉ có thể tồn tại với mức lợi nhuận thỏa đáng – chứ không phải ở mức tối đa. Những mô hình này hoặc ƣu tiên một sứ mệnh xã hội nào đó hơn là ƣu tiên việc tối đa hóa lợi nhuận, hoặc các doanh nghiệp mà tại đó các chủ thể bị tác động mạnh nhất bởi doanh nghiệp đó cũng chính là những ngƣời sở hữu nó. Các doanh nghiệp do chính các nhân viên sở hữu nhƣ Mondragon, một tập đoàn đa quốc gia, tập đoàn này đã thực hiện chính sách bảo đảm công ăn việc làm và mức lƣơng quân bình, đã phát triển mạnh ở nhiều nền kinh tế, thƣờng các doanh nghiệp này có doanh số và tỉ lệ tăng trƣởng việc làm cao hơn so với các doanh nghiệp khác.186 Những doanh nghiệp này cũng có thể từ bỏ lợi nhuận gia tăng để trả cho công nhân và nông dân mức lƣơng và mức giá công bằng hơn, hoặc sẵn sàng chi cho các hoạt động nhằm đảm bảo tính bền vững của nguồn tài nguyên thiên nhiên. GIẢ THIẾT SAI LẦM #3: SỰ GIẦU CÓ TỘT ĐỘ CỦA CÁ NHÂN LÀ VÔ HẠI VÀ LÀ DẤU HIỆU CỦA THÀNH CÔNG – VÀ VIỆC NÀY KHÔNG LIÊN QUAN GÌ ĐẾN SỰ BẤT BÌNH ĐẲNG CÁ NHÂN

Một phần của tài liệu An Economy for the 99-_vn (Trang 30 - 31)