CÔNG NGHỆ CHO TẤT CẢ MỌI NGƢỜ

Một phần của tài liệu An Economy for the 99-_vn (Trang 45)

Một nền kinh tế nhân văn sẽ nắm bắt đổi mới về công nghệ - đặc biệt là đối với vố số những cải thiện mà những công nghệ này giúp mang lại cho cuộc sống của phụ nữ, nhƣ các công nghệ giúp giải phóng sức lao động. Tuy nhiên, khi công nghệ mới đƣợc phát triển, thì câu hỏi ai sẽ kiểm soát các công nghệ này, ai sẽ là ngƣời hƣởng lợi từ những công nghệ này, và công nghệ nào là có ích nhất đối với xã hội cần đƣợc ƣu tiên, lại trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Chúng ta phải đảm bảo rằng công nghệ giúp cho thế giới trở nên công bằng hơn, chứ không phải gia tăng tình trạng bất bình đẳng. Nhu cầu thị trƣờng có nghĩa là những loại thuốc mới đáp ứng nhu cầu của những ngƣời có tiền, việc này đã coi các vấn đề của thế giới những ngƣời giàu có quan trọng hơn các dịch bệnh ở các quốc gia phát triển. Năm 2014, công ty dƣợc của Anh/ Thụy Điển, AstraZeneca, đã rút lui ngay từ giai đoạn nghiên cứu và phát triển ban đầu đối với các bệnh sốt rét và lao (TB) và công ty này đã bỏ qua các bệnh nhiệt đới để dồn mọi nỗ lực vào phát triển thuốc điều trị ung thƣ, tiểu đƣờng và cao huyết áp – tất cả các bệnh này đều phổ biến ở các nƣớc giàu, và chắc chắn nhiều ngƣời sẽ sẵn sàng trả giá cao để mua các loại thuốc mới này.260 Trong khi đó, quyền sở hữu trí tuệ hào phòng đã giúp những ngƣời phát triển công nghệ tích lũy một số lƣợng lớn của cải, lƣợng của cải này có tỉ lệ hoàn toàn không tƣơng ứng với đầu tƣ mà họ đã bỏ ra.

Các chính phủ không đứng về phía hành động này. Các chính phủ đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển công nghệ để phục vụ con ngƣời và hành tinh. Ngân sách công đã đƣợc sử dụng để tài trợ cho các công nghệ quan trọng, những công nghệ mà các tổ chức tài chính tƣ nhân vì ngại rủi ro sẽ không đầu tƣ ví dụ nhƣ năng lƣợng gió và năng lƣợng mặt trời ở giai đoạn đầu.261 Trên thực tế, các khoản đầu tƣ của chính phủ đã và đang là xƣơng sống của các phát minh sáng chế thành công nhất trong một vài thập kỷ gần đây.262 Nhà kinh tế học Mariana Mazzucato đã chỉ ra rằng „ví dụ, tất cả các công nghệ chính giúp cho chiếc iPhone trở nên “thông minh” nhƣ vậy đều đƣợc tài trợ bởi các tổ chức thuộc khu vực nhà nƣớc: GPS, internet, màn hình cảm ứng [...] tất cả là nhờ vào tài trợ của chính phủ‟.263

Chính phủ trong một nền kinh tế nhân văn vì thế phải tích cực hơn trong việc đảm bảo rằng công nghệ mà chính phủ hỗ trợ phát triển phải đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi ngƣời, và quyền sở hữu trí tuệ không chỉ mang lại lợi ích tài chính cho ngƣời phát triển ra nó, thay vào đó phải đƣợc quản lý theo cách mà nó có thể phục vụ cho lợi ích của xã hội, bao gồm cả lợi ích của những ngƣời mà cuộc sống của họ có thể thay đổi khi tiếp cận với công nghệ đó.

Các chính phủ cũng cần phải can thiệp để định hƣớng sự thay đổi công nghệ trong lĩnh vực lao động. Tony Atkinson đã lập luận rằng tác động của sự thay đổi công nghệ đối với tình trạng bất bình đẳng „phải là mối quan tâm hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách‟. Họ phải đề cao các lợi ích mà công nghệ mang lại nhƣ tăng năng suất hoặc triệt tiêu các nhu cầu đối với các việc làm nguy hiểm, so với các tác động về mặt phân bổ dài hạn hơn và nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì vai trò mà trong đó tính nhân văn đƣợc ƣu tiên.264

Một phần của tài liệu An Economy for the 99-_vn (Trang 45)