CÁC CHÍNH PHỦ PHẢI HỢP TÁC, THAY VÌ CHỈ CẠNH TRANH

Một phần của tài liệu An Economy for the 99-_vn (Trang 39)

CẠNH TRANH

Ý thức toàn cầu ngày càng đƣợc nâng cao, đây là một thành quả đáng khích lệ – đặc biệt là sự cần thiết của hợp tác trong các nỗ lực giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu đã đƣợc nhìn nhận. Ví dụ, các cuộc gặp thƣợng đỉnh và các cam kết toàn cầu đã tăng mạnh, đặc biệt là liên quan đến các vấn đề nghèo đói,229 biến đổi khí hậu,230

và di cƣ quốc tế231, việc này đã tạo diễn đàn chung cho các quy trình ra quyết định tập thể ở cấp độ toàn cầu. Một nền kinh tế nhân văn toàn cầu đã nhìn nhận rằng giữa các quốc gia vẫn tồn tại sự chênh lệch đáng kể và chênh lệch này cần phải đƣợc giải quyết, và điều này có nghĩa là mỗi quốc gia có những trách nhiệm khác nhau trong việc giải quyết những thách thức mang tính toàn cầu. Tuy nhiên tất cả các quốc gia đều phải có tiếng nói bình đẳng trong các quyết định quan trọng, có tính thiết yếu để vƣợt qua những thách thức chung này.

Một nền kinh tế toàn cầu phải đi ngƣợc lại mô hình mà theo đó toàn cầu hóa đã bị lạm dụng để làm trầm trọng thêm các nguyên tắc của chủ nghĩa tân tự do, những nguyên tắc này đã đặt các quốc gia vào các vị thế cạnh tranh trong cuộc đua tiến tới mục tiêu trở thành nơi có thuế và mức lƣơng thấp nhất, những nguyên tắc khai thác triệt để con ngƣời và nguồn tài nguyên trong chuỗi cung ứng toàn cầu, và những nguyên tắc khiến cho các tập đoàn xuyên quốc gia hoàn toàn không có trách nhiệm giải trình. Đúng hơn là một nền kinh tế nhân văn sẽ nắm bắt các cơ hội do sự hợp tác toàn cầu mang lại, mà không phải chỉ cạnh tranh.

Một phần của tài liệu An Economy for the 99-_vn (Trang 39)