Phần lớn các yếu tố đầu vào từ môi trường là những yếu tố bên ngoài của nền kinh tế Những yếu tố đầu vào này không được tính vào lợi nhuận cũng

Một phần của tài liệu An Economy for the 99-_vn (Trang 34 - 36)

nền kinh tế. Những yếu tố đầu vào này không được tính vào lợi nhuận cũng như tổn thất của một doanh nghiệp, hoặc tính vào GDP của một quốc gia. Điều này có nghĩa là những yếu tố đầu vào này không có giá.

Hiện, tăng trƣởng kinh tế hoặc phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố đầu vào là các tài nguyên thiên nhiên hoặc phụ thuộc vào hệ thống tự nhiên để xử lý chất thải. Chúng ta đang khai thác tài nguyên của trái đất nhƣ nhiên liệu hóa thạch, gỗ, cá, tầng đất mặt, kim loại, nƣớc sạch, cát, sỏi và hàng ngàn nguyên liệu khác. Tuy nhiên, vì nhiều yếu tố đầu vào và đầu ra môi trƣờng không đƣợc thể hiện trong các số liệu báo cáo của công ty hoặc của quốc gia, những yếu tố này hoàn toàn bị phớt lờ hoặc đƣợc coi là các đầu vào miễn phí và những bể chứa vô giá. Khi tất cả quan điểm dài hạn đều bị hạn chế và với việc mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và những lợi ích ngắn hạn ngày càng đƣợc chú trọng, thì những vấn đề về môi trƣờng sẽ ngày càng bị lãng quên trong nền kinh tế của chúng ta.

Vấn đề này hoàn toàn đi ngƣợc lại một sự thật rất hiển nhiên rằng việc khai thác và tận dụng môi trƣờng đóng vai trò thiết yếu đối với tăng trƣởng kinh tế. Trong vòng

‘... không tính đến khối lượng công việc khổng lồ mà phụ nữ thực hiện – sinh sản, nuôi nấng con cái, việc nhà và lao động tạo sinh kế - đã khiến cho phụ nữ bị coi là kém năng suất hơn và phụ thuộc, thực tế không phải như vậy.’

Marilyn Waring, Nếu Phụ nữ được Tính đến211

‘Các tập đoàn chỉ quan tâm tới các tác động môi trường ở mức độ mà những tác động đó ảnh hưởng đến lợi nhuận, hoặc hiện tại hay tương lai. Họ sẽ có những hành động phù hợp để nâng cao hình ảnh của tập đoàn mình trước công chúng, trong khi những giả thiết ẩn sau những hành động này là tăng lợi nhuận trong tương lai.’

Lenny Berstein, nhà khoa học đã làm việc 30 năm tại Exxon Mobil212

hoạt động của con ngƣời đã tăng mạnh vƣợt quá khả năng phục hồi của trái đất. Chúng ta đang tận dụng triệt để các nguồn tài nguyên thiên nhiên, chặt cây với tốc độ lớn hơn tốc độ tăng trƣởng của chúng, bắt nhiều cá hơn so với khả năng sản sinh của đại dƣơng.215 Giờ đây hành tinh phải mất một năm và sáu tháng để làm đầy lại kho dự trữ tài nguyên có thể tái tạo mà con ngƣời sử dụng mỗi năm.216

Nguyên liệu đầu vào từ môi trƣờng cho các doanh nghiệp cũng có cái giá của nó, giá này lớn hơn những số tiền mà các doanh nghiệp đã phải chi trả, đó là những tổn thất mà những ngƣời khác đang phải gánh chịu. Ví dụ, đất đai trở thành hàng hóa, theo đó các doanh nghiệp mua một diện tích đất đai lớn phục vụ cho các mục địch canh tác thƣơng mại, do hoạt động này có tiềm năng mang lại lợi nhuận lớn. Trong khi đó, các cộng đồng đã từng sinh sống và hƣởng lợi từ những mảnh đất đó thƣờng bị buộc di dời đi nơi khác và bị bần cùng hóa, đồng thời nguồn nƣớc phục vụ cho khu vực có thể bị ảnh hƣởng nghiêm trọng bởi các hoạt động khai thác thƣơng mại này.217 Việc thay đổi mục đích sử dụng đất đai thƣờng gây ra những tác động xã hội rộng hơn ví dụ nhƣ những tổn thất đối với hệ sinh thái và biến đổi khí hậu. Các công ty dầu và khí đốt đã thu đƣợc những món lợi khổng lồ từ việc khai thác các loại nhiên liệu hóa thạch, nhƣng chính phần còn lại của xã hội và các thế hệ tƣơng lai là những ngƣời phải trả giá cho các tác động đối với khí hậu mà ngành công nghiệp ô nhiễm trầm trọng này gây ra. Một báo cáo của Trucost đã chỉ ra rằng nếu các chi phí về môi trƣờng đƣợc tính vào các số liệu báo cáo của công ty thì những ngành công nghiệp hàng đầu trên thế giới sẽ hoàn toàn không có lợi nhuận.218

Bất bình đẳng và bất công trên toàn cầu đƣợc thể hiện rõ ràng nhất thông qua vấn đề biến đổi khí hậu. Oxfam ƣớc tính rằng 10% dân số giầu nhất của thế giới phải chịu trách nhiệm với một nửa lƣợng phát thải toàn cầu.219 Trong khi chính những cộng đồng nghèo nhất lại phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng nhất. Phụ nữ, đặc biệt là những phụ nữ ở những cộng đồng nông thôn, là những ngƣời có nguy cơ cao nhất, bởi vì họ thƣờng sống phụ thuộc vào nông nghiệp và có ít cơ hội sinh kế hơn.220 Thậm chí ngƣời ta cũng phát hiện rằng chính sự bất bình đẳng cũng có thể làm tăng lƣợng phát thải. Chứng cứ từ 158 quốc gia đã cho thấy rằng các nguyên nhân chính bao gồm: lƣợng tiêu thụ tăng do tranh giành địa vị; mong muốn tăng trƣởng tăng để giữ các yêu cầu tái phân bổ trong tầm kiểm soát; sức mạnh tƣơng đối của những ngƣời giàu tăng trong việc gây ảnh hƣởng đến chính sách có lợi cho chính họ; và lợi ích của các doanh nghiệp tƣ nhân gây ô nhiễm .221

Một phần của tài liệu An Economy for the 99-_vn (Trang 34 - 36)