MỘT NỀN KINH TẾ NHÂN VĂN SẼ PHỤC VỤ LỢI ÍCH CỦA PHỤ NỮ VÀ NAM GIỚI MỘT CÁCH BÌNH

Một phần của tài liệu An Economy for the 99-_vn (Trang 44 - 45)

ÍCH CỦA PHỤ NỮ VÀ NAM GIỚI MỘT CÁCH BÌNH ĐẲNG

Bình đẳng giới sẽ là trọng tâm của nền kinh tế nhân văn, đảm bảo rằng cả hai nửa của nhân loại đều có những cơ hội công bằng trong cuộc sống. Những rào cản ngăn trở sự tiến bộ của phụ nữ nhƣ tiếp cận với giáo dục và y tế sẽ đƣợc gỡ bỏ. Các định kiến xã hội sẽ không còn là yếu tố quyết định đối với vai trò của ngƣời phụ nữ trong xã hội, và đặc biệt các công việc chăm sóc gia đình không đƣợc trả lƣơng sẽ đƣợc ghi nhận, giảm đi và tái phân bổ và nguy cơ bạo lực sẽ không còn tồn tại.

Hành động tập thể của những ngƣời phụ nữ là chìa khóa để thành công – và sẽ phát huy hiệu quả nhất khi quyền phụ nữ đƣợc vận động ở cấp cơ sở và các tổ chức xã hội dân sự, các viện nghiên cứu chính sách và các khoa của các trƣờng đại học có thể xây dựng liên minh chiến lƣợc với các đảng phái chính trị, các cơ quan nhà nƣớc và các tổ chức khu vực và toàn cầu.257

Hộp 8: Vận động những nữ nông dân tham gia vào nỗ lực đảm bảo quyền đất đai ở Uttar Pradesh258

Hơn 40% của 400 triệu phụ nữ sinh sống ở nông thôn Ấn độ đang tham gia vào ngành nông nghiệp và các hoạt động có liên quan. Tuy nhiên, vì phụ nữ không đƣợc công nhận là ngƣời lao động và không đƣợc sở hữu đất đai, nên họ ít đƣợc tiếp cận với các chƣơng trình của chính phủ và với tín dụng, việc này đã làm hạn chế năng suất nông nghiệp của họ. Một nghiên cứu của Oxfam đƣợc thực hiện 2006 với Gorakhpur Environmental Action Group – Nhóm Hành động vì Môi trƣờng Gorkhpur (GEAG) đã phát hiện ra rằng chỉ có 6% phụ nữ đƣợc sở hữu đất đai, 2% đƣợc tiếp cận với tín dụng và chỉ 1% đƣợc tiếp cận với tập huấn về nông nghiệp.

Chiến dịch AAROH, một chiến dịch của các nữ nông dân, đƣợc thành lập năm 2006 với mục tiêu giải quyết tình trạng này. Chiến dịch AAROH đã đƣợc Oxfam Ấn Độ hỗ trợ, và đƣợc chỉ đạo bởi GEAG cùng phối hợp với bốn tổ chức phi lợi nhuận khác trong khu vực. Trong những năm đầu, chiến dịch này chú trọng vào việc xã hội công nhận nữ nông dân là những ngƣời nông dân. Sau khi chiến dịch thành công trong việc thiết lập một không gian pháp lý để giúp phụ nữ đƣợc công nhận là nông dân, chiến dịch này đã thay đổi mục tiêu và bắt đầu vận động chính sách cho quyền sở hữu đất đai chung. Kể từ khi bắt đầu, chiến dịch này đã thu hút đƣợc sự tham gia của hơn 9000 nữ nông dân, và giúp cho tên gọi „nữ nông dân‟ hay „mahila kisan‟ trở nên phổ biến, chiến dịch này cũng đã huy động 6800 nam giới chia sẻ đất đai với vợ của mình và chiến dịch này cũng kêu gọi sự tham gia của chính phủ ở cả cấp trung ƣơng và địa phƣơng. Tháng 3/2015, chính phủ Uttar Pradesh đã bắt đầu thực thi chính sách miễn phí đóng dấu trong quá trình chuyển giao đất cho vợ chồng hoặc ngƣời ruột thịt gần nhất.

‘‘Thế giới của chúng ta không thể được nâng đỡ nếu một nửa của nó có một vị thế quá bé nhỏ” 256

Charlotte Perkins Gillman, một nhà xã hội học và một phụ nữ đòi quyền bầu cử

Một phần của tài liệu An Economy for the 99-_vn (Trang 44 - 45)