Nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NGHIÊN cứu các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến sự hài LÒNG TRONG CÔNG VIỆC của cán bộ NHÂN VIÊN tại VNPT KIÊN GIANG (Trang 56 - 60)

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu này nhằm mục tiêu xây dựng thang đo cho các thành phần trong mơ hình và đánh giá mức độ hợp tác của các công dân trong việc trả lời phiếu điều tra.

(1) Xây dựng sơ bộ các nhân tố và các yếu tố nghiên

cứu

Để phục vụ cho bước nghiên cứu này, đề tài tiến hành xây dựng các yếu tố liên quan đến việc đo lường sự hài lòng trong công việc của CBCNV đang làm việc tại VNPT Kiên Giang. Trong bước này tác giả có khảo sát 10 chuyên gia là các lãnh đạo của VNPT Kiên Giang tại các Phòng Nhân sự, Phòng Kế tốn và Kế hoạch, Phịng Kỹ thuật đầu tư và một số các Trung tâm VNPT các huyện trực thuộc như Hòn Đất, Kiên Lương, Vĩnh Thuận, Rạch Giá, Châu Thành, Giồng Riềng.

(2) Phỏng vấn nhóm CBCNV

Việc phỏng vấn được thực hiện với nhiều nhóm CBCNV, mỗi nhóm gồm ít nhất là 05 người. Quá trình phỏng vấn được thực hiện trước tiên tại các phòng đặt tại văn phòng VNPT Kiên Giang tại thành phố Rạch Giá. Nhóm phỏng vấn khơng

được chuẩn bị trước, người thực hiện sẽ tiếp xúc trực tiếp và lựa chọn các CBCNV ở các phòng ban tham gia. Nguyên tắc xây dựng nhóm được đặt ra là: Các thành viên trong nhóm phải đến từ 3 phịng ban khác nhau tại văn phòng VNPT tại thành phố Rạch Giá. Nội dung phỏng vấn được thực hiện trên cơ sở tìm hiểu các thang đo liệu xem có phù hợp hay khơng đồng thời tìm hiểu thêm một số vấn đề sau:

- Việc nghiên cứu sự hài lịng của CBCNV trong cơng việc tại VNPT Kiên Giang có phù hợp khơng?

- Nội dung các thang đo chi tiết liệu người được phỏng vấn có hiểu rõ và trả lời chính xác khơng? Khi trả lời các câu hỏi trong bảng khảo sát thì mấy khoảng bao lâu thời gian?

Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy:

- Đa số các nhóm đồng ý với việc thang đo mà tác giả chuẩn bị.

- Những vấn đề đưa ra là rõ ràng, dễ hiểu, không mất nhiều thời gian để trả lời bảng câu hỏi khi được phỏng vấn.

(3) Hiệu chỉnh mơ hình sau khi nghiên cứu định tính Sau khi nghiên cứu định tính, tác giả xem xét tiếp thu ý kiến của các CBCNV khi phỏng vấn và quyết định giữ nguyên thang đo, mơ hình như dự kiến ở phần nghiên cứu lý thuyết.

2.3.2. Nghiên cứu định lượng

(1) Thiết kế công cụ thu thập thông tin (phiếu điều tra) Phiếu điều tra được in trên 02 tờ giấy A4 (in hai mặt). Ngoài phần giới thiệu lý do nghiên cứu, nội dung chính của phiếu điều tra được chia làm 02 phần:

gồm: Giới tính, Trình độ chun mơn, Độ tuổi, Thu nhập hàng tháng nhận được..

Phần II: Sử dụng thang đo Likert. Các CBCNV được đề nghị cho biết mức độ đồng ý của mình với 25 phát biểu liên quan tới 02 nhóm biến: Các biến độc lập (21 phát biểu) và biến phụ thuộc (sự hài lòng với 04 quan sát), bằng cách đánh dấu  vào ô chọn theo các các mức độ: 1. Rất khơng hài lịng 2. Khơng hài lịng 3. Khơng ý kiến 4. Hài lịng 5. Rất hài

lòng (Nội dung và ký hiệu các yếu tố được trình bày ở phần

phụ lục)

(2) Kế hoạch lấy mẫu

Kích thước mẫu

Việc xác định kích thước mẫu bao nhiêu là phù hợp vẫn còn nhiều tranh cãi với nhiều quan điểm khác nhau. Đối với phân tích nhân tố, kích thước mẫu sẽ phụ thuộc vào số lượng biến được đưa trong phân tích nhân tố. Gorsuch (1983, dẫn theo Châu Văn Toàn, 2009) cho rằng số lượng mẫu cần gấp 05 lần so với số lượng biến. Trong khi Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) cho rằng tỷ lệ đó là 04 hay 05. Trong nghiên cứu này có tất cả 25 biến quan sát cần tiến hành phân tích nhân tố, vì vậy số mẫu tối thiểu cần thiết là 25 x 5 = 125.

Phương pháp chọn mẫu

- Tác giả đã phát ra 165 phiếu song vì nhiều lý do khác nhau tác giả chỉ thu thập được 156 phiếu. Trong đó chỉ có 150 phiếu đủ điều kiện hợp lệ.

2.4. KĨ THUẬT PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 2.4.1. Đánh giá sơ bộ thang đo

Việc đánh giá sơ bộ độ tin cậy và giá trị của thang đo được thực hiện bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploring Factor Analysis) thơng qua phần mềm xử lý SPSS để sàng lọc, loại bỏ các biến quan sát không đáp ứng tiêu chuẩn độ tin cậy. Trong đó:

- Cronbach’s Alpha là phép kiểm định thống kê về mức

độ chặt chẽ (khả năng giải thích cho một khái niệm nghiên cứu) của tập hợp các biến quan sát thông qua hệ số

Cronbach’s Alpha. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng

Ngọc (2008, tr.257, 258) cùng nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị từ 0,7 trở lên là sử dụng được. Về mặt lý thyết, Cronbach’s Alpha càng cao thì càng tốt (thang đo càng có độ tin cậy cao). Tuy nhiên, nếu Cronbach’s Alpha quá lớn (0,95%) thì xuất hiện hiện tượng trùng lắp (đa cộng tuyến) trong đo lường, nghĩa là nhiều biến trong thang đo khơng có khác biệt gì nhau (Nguyễn Đình Thọ, 2011, tr.350-351).

Tuy nhiên, bên cạnh hệ số Cronbach’s Alpha, người ta còn sử dụng hệ số tương quan biến tổng (iterm - total correlation), do hệ số Cronbach’s Alpha không cho biết biến nào nên loại bỏ và biến nào nên giữ lại; theo đó những biến nào có tương quan biến tổng < 0,3 sẽ bị loại bỏ (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NGHIÊN cứu các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến sự hài LÒNG TRONG CÔNG VIỆC của cán bộ NHÂN VIÊN tại VNPT KIÊN GIANG (Trang 56 - 60)