2. Mục tiêu nghiên cứu
2.4.4. Kiểm định sự khác biệt
Công cụ sử dụng là phép kiểm định Independent - Sample T-Test, hoặc phân tích phương sai (ANOVA), hoặc kiểm định KRUSKAL - WALLIS. Trong đó:
- Independent - Sample T-Test được sử dụng trong trường hợp các yếu tố nhân khẩu học có hai thuộc tính (chẳng hạn, giới tính bao gồm: Giới tính nam và giới tính nữ), vì thế chia tổng thể mẫu nghiên cứu làm hai nhóm tổng thể riêng biệt.
- Phân tích phương sai (ANOVA) được sử dụng trong trường hợp các yếu tố nhân khẩu học có ba thuộc tính trở lên. Điều kiện để thực hiện ANOVA là các nhóm so sánh phải độc lập và được chọn một cách ngẫu nhiên; các nhóm so sánh
phải có phân phối chuẩn hoặc cỡ mẫu đủ lớn để tiệm cận với phân phối chuẩn; phương sai của các nhóm so sánh phải đồng nhất.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong Chương 2, trên cơ sở nội dung cơ sở lý thuyết trình bày ở chương 1, tại chương 2, bên cạnh việc giới thiệu khái quát về VNPT Kiên Giang tác giả đã xây dựng mơ hình nghiên cứu với 6 biến độc lập, 1 biến phụ thuộc.
Dựa vào các nghiên cứu đã được các tác giả khác công bố từ trước, tác giả xây dựng việc phỏng vấn ý kiến chuyên gia và hình thành bảng câu hỏi gồm 25 quan sát đối với biến cụ thể đó là : Đặc điểm cơng việc (4 quan sát); Cơ hội được đào tạo và thăng tiến (3 quan sát); Tiền lương và thu nhập có tính chất tương tự lương (4 quan sát); Chế độ phúc lợi (3 quan sát); Điều kiện và môi trường làm việc (3 quan sát); Quan hệ cơng việc (4 quan sát); Sự hài lịng (4 quan sát).
Tác giả sẽ thực hiện việc kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định phương sai, độ tương quan, hồi quy OLS và kiểm định sự khác biệt qua phân tích ANOVA.
CHƯƠNG 3
TRÌNH BÀY KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU