Trích báo cáo mật “ALFA”

Một phần của tài liệu sach-vui-sach-alfa-sieu-biet-doi-nga (Trang 129 - 138)

“Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, 03h30’ cả hai phân đội đã về đến địa điểm tập kết thuộc đơn vị quân đội số 22238. Trên đường về, đoàn xe bị đạn súng máy bắn xối xả, người ta định đốt cháy một chiếc xe bọc thép”.

Igor Bunich lại khẳng định khác hẳn. “Sau khi bàn giao cho lực lượng quân dù bảo vệ trung tâm truyền hình, quân đặc nhiệm liền lao đến nhà quốc hội, nơi ‘một sự bất ngờ thú vị đang chờ đợi họ. Theo lời kêu gọi của tổng thống Litva Landzbergis toà nhà quốc hội đã có hàng chục ngàn người vây quanh. Rõ ràng, không có quân đội ở đây không thể ổn định tình hình… Carpukhin (đúng là một người có phép phân thân) tìm đến tư lệnh thành phố xin một tiểu đoàn lính dù. Nhưng thượng tướng Cuzmin thần kinh bị kích động cực độ, đã quát vị tư lệnh, rồi ngay lập tức dẹp hết mọi phương tiện chiến đấu khỏi các đường phố trong thành phố. Chiến dịch thất bại”. Không, chiến dịch không thất bại. Nếu lực lượng quân đội đã rút thì tức là chiến dịch đã thành công. Nhiệm vụ đặt ra cho “Alfa” đã được hoàn tất. Chỉ với một dúm người, “Alfa” đã luồn lách qua đám đông cả hàng ngàn người và đã tắt mọi thiết bị truyền phát sóng. Tuy nhiên, nổi lên một vấn đề: Vì lẽ gì các chàng trai của chúng ta lại chấp nhận phiêu lưu mạo hiểm? Vì mục đích cao cả nào mà trung uý Victor Satxki đã hi sinh? Cuối cùng là ai đã ra lệnh triển khai hoạt động khiêu khích khổng lồ đến vậy để rồi ném “Alfa” vào cái lò lửa Vilnius? Những câu hỏi này cho đến nay vẫn chưa có lời giải đáp. Không một nhà lãnh đạo cao cấp nào dám nhận trách nhiệm.

Đúng như nhà văn trào phúng Mikhail Zvaneski đã nói: “Không một ai thốt ra: Ta ra lệnh cho các người và ta sẽ chịu trách nhiệm về việc này”. Thiết tưởng cũng nên “ngắm nhìn sang bên kia đại dương” và lắng nghe những gì đại tá Charles Becvit đã nói. Đây là những điều ông kể về cuộc họp tại Nhà Trắng ngày 16 tháng tư năm 1980 trước giờ tiến hành chiến dịch giải cứu các con tin người Mỹ “Sa mạc – 1” ở Iran: “… Hội nghị kết thúc, mọi người đứng dậy. Tổng thống Carter quay sang tôi:

- Đại tá Becvit, tôi muốn gặp ông trước khi ông rời khỏi đây. Gian phòng tĩnh lặng. Tổng thống bước đến bên tôi:

- Tôi muốn ông giúp tôi hai việc.

- Thưa tổng thống, ngài cần gì xin hãy nói.

- Thứ nhất tôi muốn trước khi bay đi Iran ông tập trung tất cả người của ông. Thứ hai, ông hãy chuyển đến họ thông điệp của tôi. Ông nói với họ rằng trong trường hợp chiến dịch thất bại, dù do bất kì nguyên nhân gì thì người có lỗi ở đây là tôi, chứ không phải họ.

Vấn đề không phải chuyện ghen tị với người Mỹ. Tổng thống của họ đã có những lời nói tuyệt vời. Ông cử những người của ông đi làm một công việc cực kì nguy hiểm và ông nhận hết mọi trách nhiệm về mình. Giá như sáng ngày 14 ấy, “Alfa” được nghe những lời tượng tự từ tổng thống của mình! Nhưng M. X. Gorbachov nói rằng mãi sáng sớm hôm đó ngài mới biết chuyện. Hóa ra thông tin bi thảm kia đến với ngài quá ư bất ngờ!

… Mấy ngày sau các đội viên “Alfa” chôn cất người đồng đội của mình. Họ nghĩ gì bên nấm mồ người đồng chí – bạn chiến đấu của mình?…

Còn nửa năm nữa mới đến tháng tám năm 1991. Ai biết được có phải chính trung uý Satxki bằng cái chết bi thương của mình đã cứu sống tổng thống nước Nga Boris Eltsin? Tháng tám đã trôi qua quá nửa, vậy mà tướng Victor Carpukhin vẫn chưa có thời gian về thăm cha mình. Cha anh đang ở ngôi nhà nhỏ ở ngoại ô và cụ muốn con trai mình đến dù chỉ một vài ngày. Nhưng người con trai…

“Mình thật vô tích sự”, Carpukhin thầm nghĩ và định là ngay ngày mai, thứ bảy dẫu trời có sập anh cũng về thăm cha, vì cụ đang chờ. Cụ sẽ nghe anh kể, mái đầu bạc nghiêng nghiêng. Carpukhin mới từ Carabakh trở về. Có nên nói ra những gì anh chứng kiến và dự cảm để làm đau đớn trái tim người cha không? Nhưng thôi đành anh vẫn phải kể, và người cha sẽ không khỏi lo buồn. Mà làm sao có thể yên lòng được khi giữa thời bình này mà con người vẫn phải

chết. Carpukhin hiểu cha mình sẽ khổ đau như thế nào khi nghe những điều này. Và cả anh cũng đắng cay khi phải kể ra. “Chúng ta đã chiến đấu vì điều gì, vì điều gì? – Cha anh sẽ hỏi đi hỏi lại không biết là lần thứ mấy. – Vì điều gì, để rồi tất cả bỗng nhiên biến thành tro bụi?” Lòng cụ sẽ trĩu nặng buồn đau. Người chiến sĩ già, đại tá về hưu Phedor Carpukhin, người đã giấp mặt với chiến tranh ngay từ những ngày đầu khủng khiếp của nó, ngay tại thành phố quê hương Xtrưi thuộc tỉnh Lvov nay lòng nhói đau trước những gì đang diễn ra trong nước. Người cha chưa bao giờ mắng trách Victor vì bất cứ điều gì. Vì lẽ gì mà phải quở trách người con trai, niềm kiêu hãnh của ông, một vị tướng đang chỉ huy cả một đàn đại bàng lao vào nước sôi lửa bỏng… Và chính Victor cũng xông vào lửa, đi giữa làn đạn đối mặt với cõi chết. Nhưng dẫu sao, dẫu sao… chẳng lẽ một người tuổi bốn mươi như anh lại không có lỗi gì trước những gì đang diễn ra hôm nay trong nước? Những điều này Carpukhin còn đang suy ngẫm…

Nhưng với anh, Victor Carpukhin, một vị tướng KGB, người chỉ huy Đội đặc nhiệm thống khủng bố này thì lỗi ở đâu? Anh đã lớn lên, trưởng thành trong những doanh trại, giữ những chiếc vali, hộp, trên chiếc giường lính cọt kẹt, bên những đồ dùng, quân cụ đánh số. Cuộc sống khác anh chưa biết, chưa trải. Từ khi còn trẻ anh đã tập bắn, học lái mô tô, ăn súp bắp cải và món cháo đặc nấu từ nồi quân dụng. Anh nhớ, trong gia đình mọi thứ đều theo đúng thói quen, sở thích quân nhân của người cha. Những năm tháng thất nghiệp ngoài ý muốn của mẹ anh, còn ông trong mười năm học thì mười hai lần chuyển trường. Anh chưa bao giờ đặt cho mình câu hỏi: “Sống theo gương ai?” Vì tất nhiên là theo cha. Victor tốt nghiệp trường Tăng – Thiết giáp Taskent với tấm huy chương vàng. Ý nguyện duy nhất của anh sau khi tốt nghiệp là được phục vụ tại KGB. Anh tới Moxcva nhận lệnh điều động về trường sĩ quan biên phòng. Chỉ huy một trung đội rồi một đại đội trải qua đào tạo cơ bản trong thực tế. Trong những năm đó bộ đội biên phòng được tăng cường bổ sung về kĩ thuật, về xe chiến đấu bộ binh, anh đã lăn lóc khắp các nhà máy quân sự – quốc phòng, tiếp nhận xe tăng, xe bọc thép để nắm bắt và huấn luyện cho học viên sĩ quan. Dù công việc có bận, nhưng Carpukhin đã học thêm và tốt nghiệp đại học sư phạm. Dù muốn hay không cũng cần phải có nghiệp vụ sư phạm.

Cuộc sống đã run rủi anh đến với đội đặc nhiệm “A”, với người chỉ huy của đội là anh hùng Liên Xô Victor Bubenin. Trên bãi tập xe tăng trường sĩ quan biên phòng các đội viên “Alfa” học điều khiển xe chiến đấu. Carpukhin giúp họ, hướng dẫn họ, dạy họ. Phải công nhận không chút nghi ngờ rằng thiếu tá Bubenin từ lâu đã chú ý đến anh. “Alfa” cần những người thành thạo kĩ thuật. Thế là anh trở thành chiến sĩ đội đặc nhiệm chống khủng bố. Carpukhin tưởng nhu cuộc sống đều đều ở doanh trại đã qua đi – với những tiếng kèn báo thức, hiệu lệnh thu quân, với những buổi học tập, huấn luyện, những giờ học lái xe – và giờ đây một cuộc sống tràn đầy thi vị đang đợi chờ anh. Nhưng không, lại là những ngày huấn luyện, những lệnh khẩn, những tình huống chẳng thể dự báo. Và công tác tu dưỡng, một hoạt động nặng nề, mệt mỏi.

Afghanistan là cuộc chiến thử lửa của anh. Bằng cánh nào anh vẫn còn sống? Sau này Victor đã nhiều lần suy nghĩ về điều này. Tất cả cứ lẫn lộn đan cài thành một khối: Thành công, tinh thần dũng cảm trong chiến đấu, trình độ huấn luyện rất tốt, và thậm chí có cả sự may mắn nữa, đó là khi một tên vệ binh bảo vệ cung điện Amin đã cố xả cả một băng tiểu hên vào ngực anh, nhưng súng của hắn hết đạn. Chiến tranh. Một cuộc chiến tàn khốc kinh sợ, vô nghĩa… Trở về từ cuộc chiến ấy anh là một anh hùng. Anh được thăng lên những hàm cấp cao, trở thành người chỉ huy đội đặc nhiệm “A” và vượt cả cha mình, đứng vào hàng tướng lĩnh. Thế nhưng người cha già vẫn thích trêu chọc anh con trai. Cụ bảo: “Hỏa lực của anh có mạnh thật đấy, nào tiểu liên, nào súng ngắn, nào lựu đạn đặc biệt, nhưng bì sao nổi với trung đoàn pháo của cha!” – Victor chỉ còn biết đồng ý: Một trung đoàn, lại là một trung đoàn pháo, đúng là cả một sức mạnh.

Trên đường về nhà buổi chiều hôm ấy Carpukhin thầm nghĩ “Rồi ngày mai thế nào cha cũng lại huênh hoang về hỏa lực pháo binh của trung đoàn mình?”. Cái “ngày mai” ấy với thiếu tướng Carpukhin bắt đầu ngay từ sớm bằng tiếng người trực ban đơn vị báo tin cục trưởng Cục VII KGB, trung tướng Rasepov triệu anh lên gặp. Carpukhin rủa thầm trong bụng. Lệnh gọi của Rasepov báo trước điềm chẳng lành. Hỏng mất một ngày, đành lại hoãn chuyến về thăm cha. “Ôi dào, cóc cần – Carpukhin quả quyết, – Nếu còn ở Moxcva, sớm muộn mình cũng bùng về thăm cha, dù chỉ một giờ đồng hồ thôi”. Carpukhin ngồi xe đi trên những đường phố Moxcva,

qua công viên Văn Hoá, vào đường Vòng tròn, tới trung tâm ra đại lộ Derjinxki tới trụ sở KGB. Không thấy nhiều xe con: Thứ bảy, tháng tám, là thời gian đi nghỉ. Carpukhin thầm đoán điều ông cục trưởng cần.

Trong đội mọi chuyện vẫn bình thường, nếu như đó lại là những chuyến công tác triền miên đi tới những “điểm nóng” thì là chuyện thường tình. Không! Và đây là lí do lệnh triệu tập của Rasepov. Theo như bản tin ngày hôm qua, tại Zacavcaz có một vụ bắt cóc con tin. Lại là Zacavcaz. Anh cố nhớ lại vụ bắt cóc nhưng không thể nhớ được tường tận mọi chi tiết. Quá ư đơn giản, chỉ một dòng trong bản tin thông báo tác nghiệp. “Trời ạ, trước đây thông báo về các vụ bắt cóc con tin được chuyển trực tiếp cho KGB, Bộ Nội vụ. Còn giờ đây chỉ vẻn vẹn một dòng thông báo. Một dòng “ngắn ngủi vài từ”. Anh dừng xe trong một ngõ hẻm rồi bước vào tòa nhà màu xám. Anh lên tầng, đi ngang qua phòng tiếp khách của chủ tịch KGB. Tại đây năm 1980, sau khi ở Afghanistan về chủ tịch KGB Andropov đã tiếp anh, thiếu tá Carpukhin. Andropov có khả năng gây thiệu cảm cho người được tiếp kiến, chỉ qua dăm phút Carpukhin đã hoàn toàn quên rằng trước mặt mình là một vị bộ trưởng đầy uy quyền của ngành an ninh quốc gia một trong những nhân vật hàng đầu của nhà nước. Andropov muốn tìm hiểu sự thật. Ông đã chán nghe báo cáo của các tướng về tình hình Afghanistan. Anh muốn gặp và nghe một người thuộc số những người trực tiếp chứng kiến, đã cầm súng xông lên tấn công đầu tiên. Kì lạ là cho đến nay Carpukhin vẫn có cảm tưởng rằng tất cả những người sau này nghe anh kể về Afghanistan, về cuộn tấn công cung điện Amin, đều không chăm chú và thích thú lắng nghe như Andropov. Carpukhin không nghĩ ít lâu sau anh sẽ lại bước vào phòng tiếp khách của chủ tịch KGB. Chỉ có là bây giờ người ta không hạ cố lắng nghe anh một vị tướng chiến đấu, một anh hùng Liên Xô. Hay có thể nói là nghe rồi bỏ ngoài tai. Anh đang đến gặp thủ trưởng của mình, vừa đi vừa toan tính xem ai trong các chiến sĩ đặc nhiệm sẽ đi làm nhiệm vụ ở Zacavcaz.

Tuy nhiên Rasepov lại nói về một vấn đề hoàn toàn khác. Ông hỏi về khả năng sẵn sàng chiến đấu của “Alfa”, về biên chế của đội. Rồi ông tìm trên bản đồ tỉnh Moxcva sân bay quân sự Scalov và hỏi Carpukhin có biết sơ đồ bố trí các tòa nhà, các phòng làm việc của sân bay này không. Thực ra những câu hỏi đó không làm Carpukhin ngạc nhiên. Tổng thống Nga vừa từ nước ngoài trở về và người ta hoàn toàn có thể huy động các thành viên “Alfa” làm công việc bảo vệ Eltsin. Rasepov khẳng định điều phỏng đoán: Cuộc gặp mặt của các nhà lãnh đạo Liên Xô với tổng thống Nga đã được ấn định. Cần tăng cường công tác bảo vệ. Tăng cường thì tăng cường.

Theo lệnh cục trưởng, Carpukhin tới Bộ Quốc phòng sau khi đã báo trước với Rasepov rằng ngày hôm nay anh định ra ngoại ô thành phố. Rasepov không phản đối chỉ yêu cầu thường xuyên giữ liên lạc. Điều này một lần nữa khẳng định thêm ý nghĩ của Carpukhin rằng không có dấu hiệu nghiêm trọng nào. Nếu không thì hẳn là người ta đã không để anh rời khỏi Moxcva. Tại Bộ Quốc phòng anh được giao thêm nhiệm vụ chuẩn bị một tốp 30 người “để bảo vệ cho các hoạt động sắp tới”. Người ta xác định: Địa điểm cuộc gặp có thể thay đổi, không loại trừ khả năng nó có thể diễn ra ở Vnucovo hoặc ở Arkhangel. Thành phần cuộc họp không được thông báo. Carpukhin cũng không hỏi vì làm việc ở KGB anh đã quen chỉ biết đúng những gì được truyền đạt. Chiều hôm đó anh rời thành phố, tới nhà nghỉ ngoại ô thăm cha. Hai cha con gặp nhau, trò chuyện.

Hôm sau chủ nhật, tướng Carpukhin trở về kiểm tra khâu chuẩn bị của nhóm bảo vệ. Một điều làm anh thấy băn khoăn là toàn bộ ban lãnh đạo KGB đều ở vị trí làm việc. Hai giờ sáng Carpukhin và cục trưởng Rasepov được phó chủ tịch thứ nhất KGB Gruseo triệu lên gặp. Nhiệm vụ đã giao được khẳng định lại một lần nữa. Xuất hiện một câu hỏi hoàn toàn logic: Vì chuyện quái quỷ gì mà suốt hai ngày đêm nay hai vị tướng KGB – chỉ huy trưởng đội đặc nhiệm siêu mật chống khủng bố và cục trưởng Cục VII – cứ bị các thượng cấp triệu tập mãi thế? Nguyên soái Saposnicov, một người rất có thiện cảm với những nhân vật trong ủy ban khẩn cấp, đã kể lại về cuộc họp tai hại với các đồng sự cùng cấp của Bộ Quốc phòng sáng 19 tháng tám. Tại cuộc họp này người ta đã thông qua quyết định điều quân đội về Moxcva.

Nguyên soái kể: “Chúng tôi ngồi và chẳng hiểu phải làm gì, phải hành động ra sao. Cả ông ấy (nguyên soái Iazov) nữa, nói chung, cũng không cho mọi người có thời gian để bàn bạc. Iazov nói ngắn gọn, chỉ đúng 10-15 phút… Ra ngoài, ông ấy giải thích rằng Gorbachov bị ốm, ngày

mai kí hiệp ước liên bang nhưng trong trường hợp này thì không thể kí được rồi. Nhưng để mọi người an tâm, tình trạng khẩn cấp sẽ được ban bố… Quân đội được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao. Hãy hành động!” Ông ấy không cho phép được hỏi, và nói chung, không một ai muốn hỏi… Mọi người ra xe và giải tán. Không ai nói một lời. Chúng tôi ngại nhau. Đấy, đúng như vậy đấy…”.

Vâng, bởi vì dự họp Hội đồng Quốc phòng toàn là những quan chức quân sự chóp bu của cả nước: Các thứ trưởng quốc phòng, các tư lệnh quân chủng thuộc lực lượng vũ trang. Còn Iazov cũng chỉ nói với họ vẻn vẹn dăm mười phút đồng hồ. Và… hỏi thì không được phép! Tình hình tương tự cũng diễn ra như vậy tại ban lãnh đạo cao nhất của KGB. Có người cho rằng đã phải mất nhiều thì giờ với Carpukhin để thuyết phục anh.

Tôi đã gặp Carpukhin hồi mùa đông năm 1991, mấy tháng sau cuộc chính biến Tháng Tám. Anh nói cũng vẫn những điều tương tự như Saposhnicov: “Chúng tôi ngồi và không hiểu…”.

Một phần của tài liệu sach-vui-sach-alfa-sieu-biet-doi-nga (Trang 129 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)