Siêu đặc nhiệm Alfa trả lời phỏng vấn

Một phần của tài liệu sach-vui-sach-alfa-sieu-biet-doi-nga (Trang 145 - 148)

Sau vụ tấn công của Alfa vào Nhà hát Dubrovca, một số chiến sĩ đặc nhiệm và chỉ huy, cựu chỉ huy Alfa đã trả lời các báo. Sau đây là một vài đoạn trích.

Phóng viên Sự thật Comxomon: Thời điểm nào được coi là bắt đầu chiến dịch giải cứu?

R.Ivon (chỉ huy Alfa năm 1977): Khi đơn vị bắt đầu xâm nhập vào toà nhà. Theo thông tin của chúng tôi, “cuộc chiến” thực sự chỉ diễn ra trong 28 phút, còn toàn bộ chiến dịch kéo dài khoảng 45-50 phút. Các chiến sĩ đặc nhiệm khi xông vào nhà hát đã biết trước “khách hàng” của mình đang ở đâu, tầng nào, chỗ nào. Khi phần cơ bản của chiến dịch kết thúc (đã tiêu diệt hết những kẻ có thể kích nổ thuốc nổ) thì bắt đầu việc thu dọn, kiểm tra chiến trường.

PV: Nghe nói có 45 con tin bị thương vì hoả khí?

S.Gontrarov (Chủ tịch Hiệp hội Cựu chiến binh Alfa, đại tá, cựu chỉ huy phó đội Alfa): Vâng, có người bị thương vì mảnh lựu đạn và đạn. Một thanh niên bị vào mắt khá nặng. Bọn khủng bố đã kịp nổ súng, ném lựu đạn…

PV: Một vấn đề nhạy cảm: Việc sử dụng khí độc tác hại đến con tin…

R. Ivon: Gas được sử dụng trong tình huống khẩn cấp: Súng đã bắt đầu nổ. Có căn cứ cho thấy bọn khủng bố sẽ giết chết con tin. Việc thương thuyết diễn ra đến tận khả năng cuối cùng, khi còn một chút hi vọng nào để có thể thoả thuận được… Xin nói thêm, trong suốt quá trình tồn tại của đội đặc nhiệm Alfa, chưa có một con tin nào bị thương bởi tay các chiến sĩ của đội. Chiến sĩ Alfa thà đưa mình ra hứng đạn…

G.Zaixev (chỉ huy Alfa 1977-1988, 1992-1995, thiếu tướng, Phó Chủ tịch Hiệp hội cựu chiến binh Alfa): Nhưng trước hết phải vô hiệu hoá bọn khủng bố. Không thể tính chính xác đến từng miligtam bao nhiêu lượng gas cho 1000 người. Cái quan trọng là không một khối thuốc nổ nào bị kích nổ.

PV: Bọn khủng bố đã kịp nổ súng…

A.Guxev (chỉ huy đội Alfa 1995-1999, trung tướng): Chúng đã kịp nổ súng. Nhưng mục tiêu chính không phải tiêu diệt bọn khủng bố. Mục tiêu của tất cả các đội đặc nhiệm là cứu sống tất cả các con tin. Không thể có tỉ lệ phần trăm nào trong việc so đếm số con tin và số người thiệt mạng. Làm sao có thể đưa mạng sống tính thành phần trăm được?

PV: Một số nước đã thông qua luật cho phép loại bỏ việc thương thuyết?

R.Ivon: Israel chẳng hạn. Ở đó họ suốt đời đánh nhau, đặc nhiệm của họ trình độ rất cao. Tại Đại hội Olimpia 1972 ở Munich, bọn khủng bố giết chết tất cả các vận động viên Israel. Người Israel lập hồ sơ truy tố từng tên khủng bố và sau đó tiêu diệt hết bọn chúng trên toàn thế giới. Tôi cho đó là nguyên tắc chỉ rõ quan hệ của nhà nước đối với các đồng bào của mình.

PV: Ở quốc gia phương Tây nào có các đội đặc nhiệm sánh với Alfa không?

R.Ivon: Về nhiệm vụ – có ở tất cả các nước lớn và phát triển. Còn về kinh nghiệm, tính chuyên nghiệp… Năm ngoái khi xảy ra vụ bắt cóc con tin trên xe bus ở Mineralnưe Vođư, cựu Thủ tướng Israel Biniamin Netaniahy công khai nói như sau: “Tôi cho rằng đội Alfa của Nga là đơn vị đặc nhiệm tốt nhất thế giới”. Chúng tôi rất tự hào về đơn vị của mình và không có đánh giá nào khác.

PV: Alfa có bị tổn thất ở Chechnya?

G. Zaixev: Những năm gần đây đã có 3 sĩ quan hi sinh ở Chechnya: Đại úy Secotrikhin, các thiếu tá Marchenco và Curdibanxki.

Phóng viên Báo Nga: Thưa ông Valentin Grigorievich? Xin hỏi ông với tư cách là người chỉ huy nhóm Alfa, Phó chỉ huy Trung tâm đặc nhiệm FSB. Như người ta biết trong xã hội tồn tại sự phân công lao động, một số người liều mình tấn công để cứu người, một số người đứng ngoài quan sát, đánh giá. Và rõ ràng ông đã nghe nhiều ý kiến về độ chuyên nghiệp trong các hoạt động tác chiến của Alfa, vậy ông có ý kiến gì về tất cả các ý kiến đó?

Valentin Grigorievich: Trước hết Tổng thống đã đưa ra đánh giá việc chúng tôi đã có thể làm bằng nỗ lực chung. Và tôi nghĩ rằng đánh giá đó là khách quan và đầy đủ Chúng tôi đã được đào

luyện để thực hiện nhiệm vụ của mình một cách chuyên nghiệp tối đa. Chúng tôi tự biết cái giá của nó. Còn những gì người ta nói chung quanh, kể cả các nhà báo, dường như là để “sử dụng chung”. Xin nói thật lòng, chúng tôi cảm ơn những ai sau chiến dịch không tiếc những lời tốt đẹp nói về những người tham gia trận đánh.

Chúng tôi những người lãnh đạo Trung tâm dặc nhiệm FSB, hài lòng với những gì các chiến sĩ đã làrn được trong chiến dịch đặc biệt và cực kì phức tạp này. Chúng tôi vui mừng rằng các chiến sĩ nguyên vẹn, không ai hi sinh, mặc dù rất tiếc là vẫn có người bị thương.

Và đấy, các anh chị tưởng tượng được không, chúng tôi nghe từ miệng một nhà báo: “… mà các ông có ai chết đâu”. Nghe như một lời trách móc! Thế thì trong lúc diễn ra cuộc tấn công, các anh làm được gì đặc biệt ở đó? Tôi muốn lưu ý: Trong các chiến dịch tác chiến cổ điển, về nguyên tắc chúng tôi không tổn thất về người. Trong suốt 30 năm tồn tại, chúng tôi chỉ mất 13 nhân viên…

PV: Có tin rằng các chiến sĩ của ông luyện tập cuộc tấn công trong một ngôi nhà khác có kết cấu giống như nhà hát Dubrovca?

Valentin Grigorievich: Xin lỗi, điều đó là không cần thiết. Không có chuyện đó. Đấy chỉ là chuyện tưởng tượng. Có những vấn đề chiến thuật, công chúng rộng rãi không nhất thiết phải biết về kế hoạch và ý đồ của chúng tôi. Thế nhưng có một vị lãnh đạo Moxcva trong buổi phát thanh trực tiếp đã để lộ những chi tiết trong việc chuẩn bị của chúng tôi. Để làm gì? Và các phương tiện truyền thông nhiều khi cũng gây bất lợi cho chúng tôi: Truyền hình cảnh người ở trên mái nhà. Các tay súng không phải lũ ngốc, xem được đoạn phóng sự chỉ năm phút sau chúng đã có mặt trên mái nhà. Tất nhiên tôi không thể phê phán các phóng viên – đấy là công việc của họ. Có thể hiểu sự cạnh tranh của họ trong việc đưa tin sớm nhất. Nhưng tôi muốn có sự phồl hợp giữa các lực lượng đặc nhiệm với báo chí trong thời gian chiến dịch. Nhớ lại vụ Mineralnưe Vođư. Cuộc thương lượng giữa Alfa và bọn khủng bố đã diễn ra được 20 phút. Và bỗng nhiên trên đài thông báo: “Nửa giờ trước đây máy bay chở đội đặc nhiệm Alfa đã hạ cánh xuống Mineralnưe Vođư ” Bọn khủng bố phản ứng ngay tức khắc. Chúng mất bình tĩnh, bắt đầu liên hệ các sự kiện: Ai đến vào mấy giờ, ai đang thương lượng và đòi hạ vũ khí… Tất nhiên chúng tôi cảm ơn sự quan tâm và quý mến đối với Alfa, nhưng nhiều lúc chúng tôi muốn nói: Hãy kiên nhẫn, các bạn, đừng quấy rầy, đừng làm rách việc?

PV: Nếu so sánh với những tên khủng bố trước các ông đã từng gặp, bọn này có gì khác?

Sergei Ivanovich: Đám nữ khủng bố, thường gọi là “những goá phụ đen”. Chúng sẵn sàng liều mình.

PV: Thế tại sao lúc đó chúng không nối dây nổ?

Sergei Ivanovich: Chúng tôi đã nhanh hơn chúng. Xông vào phòng, tôi trông thấy một phụ nữ cầm ắc quy và dây dẫn, chỉ cần ả chập dây vào là xong. Chỉ cần mấy giây. Tôi không thể nói ả ta có vội đi gặp thánh Alla không, nhưng hình như cả bọn chúng cũng đang chờ một hiệu lệnh chung. Tự từng người thì không ai làm gì cả.

PV: Thưa ông, nghề nghiệp của các ông đặc biệt, yêu cầu rất cao. Ở đó không thể phục vụ đến khi bạc đầu được. Vậy lấy ở đâu lực lượng bổ sung?

Valentin Grigorievich: Quả thật ở chỗ chúng tôi có đặc điểm riêng: 35-37 tuổi các chiến sĩ đã có quyền nghỉ hưu, sau khoảng 10 năm phục vụ tận tình, thì họ có quyền đi tìm những việc khác được chi trả hậu hĩnh hơn. Tuy vậy chúng tôi cũng không gặp vấn đề gì trong việc bổ sung cán bộ. Có nhiều người trẻ tuổi sung vào Alfa. Chúng tôi có những truyền thống đặc biệt. Chúng tôi có những gia đình của các đội viên hi sinh. Quả thực tôi chưa được thấy ở đâu thái độ cảm động đối với các gia đình đó từ phía đơn vị và các cựu chiến binh như ở đây Chúng tôi, xin lỗi, giống như các bố mẹ, ông bà tập thể. Trong cuộc chiến tranh vừa rồi chúng tôi mất 3 cán bộ. Các chiến sĩ trẻ thấy chúng tôi kính trọng những người đồng đội đã hi sinh như thế nào, săn sóc gia đình họ ra sao… Và môi trường đạo đức như vậy xác định hành vi cho các chiến sĩ trẻ: Hãy phục vụ trung thành, đến cùng.

Hiện có 2 trường phổ thông trung học mang tên các liệt sĩ của đội Alfa. Một trường ở Voronez và một ở Razian. Chúng tôi thường đến thăm các trường – các em học sinh ở đó học

giỏi và sẽ vào các trường quân sự.

PV: Thưa ông Sergei Ivanovich, ông có cho rằng chiến dịch này không phải cuối cùng. Rằng sau một thời gian nghỉ ngơi ngắn lại có mệnh lệnh: Chuẩn bị tác chiến?

Sergei Ivanovich: Tôi không nghĩ rằng đây là chiến dịch cuối cùng. Chúng tôi luôn luôn sẵn sàng. Tôi muốn lưu ý một chi tiết mà các phương tiện truyền thông không để ý đến. Mọi người đều trông thấy qua cảnh quay “Nord – ost” có những người mặc quân phục. Và các diễn viên mặc quân phục đó được các tay súng khủng bố đặt ngồi vòng quanh gian phòng. Điều đó không ngẫu nhiên. Chúng nghĩ khi chúng tôi đột ngột xông vào phòng thì sẽ bắn vào những người mặc quân phục. Nhưng hãy nhớ là trong cuộc đấu súng vừa rồi không có ai mặc quân phục bị hại cả. Nhưng sau này những người mặt quân phục cũng gặp rắc rối, khi họ phải chứng minh họ không phải là những tay súng khủng bố. Nhưng họ không bị hại bởi những người tấn công ngôi nhà. Mà đó lại là dụng ý của bọn khủng bố – bố trì họ ở quanh phòng… Điều đó nói lên rằng những chiến sĩ của chúng tôi biết rõ đối tượng của mình. Không ai bắn vô cớ cả. Những phát súng được bắn ra là có mục đích cụ thể, để đáp lại sự kháng cự của bọn người có vũ khí trong tay, để ngăn chặn khả năng kích nổ.

Một phần của tài liệu sach-vui-sach-alfa-sieu-biet-doi-nga (Trang 145 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)