Chương V: GIẢI CỨU CON TIN

Một phần của tài liệu sach-vui-sach-alfa-sieu-biet-doi-nga (Trang 88 - 107)

GIẢI CỨU CON TIN

Vụ bắt cóc xe bus chở học sinh ở Ordjonikiza ngày 1 tháng mười hai năm 1988 và chiến dịch giải cứu đã được báo chí của chúng ta viết nhiều. Chiến dịch kết thúc thắng lợi. Israel dẫn độ bọn tội phạm. Các nhân viên KGB, phi hành đoàn đã thể hiện lòng dũng cảm và được khen thưởng xứng đáng. Các nhà lãnh đạo cấp cao trong điện Cremli như Tổng Bí ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Chủ tịch đoàn Chủ tịch Xô Viết Tối cao M. S. Gorbachov và Phó chủ tịch thứ nhất A. I. Luxianov đã đích thân trao tặng những phần thưởng cao quý tại điện Cremli. Cô giáo dũng cảm Natalia Ephimova, người đã hơn một ngày đêm sát cánh bên học sinh dưới họng súng hung hăng của bọn khủng bố được tặng huân chương “Dũng cảm” cấp I. Màn ảnh trong nước phát hành hai bộ phim Con tin trên chuyên xe số bốn và bộ phim truyện: Chuyến xe bão táp.

… Câu chuyện có vẻ như không bị bỏ sót chi tiết nào, rõ ràng, dễ hiểu, được theo dõi và ghi chụp sát từng phút. Nhưng không phải thế… Ba năm sau, trong “hồ sơ” báo Văn học xuất hiện bài: “Chủ nghĩa khủng bố quốc tế – kẻ đứng đằng sau?”. Tác giả là nhà báo Igor Belaev khá nổi tiếng, thậm chí gần như là “chuyên gia về chủ nghĩa khủng bố”. Những điều viết trong bài báo khiến người ta phải ngạc nhiên. “Hẳn chúng ta chưa quên tháng mười hai năm 1988?” – Belaev nêu câu hỏi. “Vâng, đó là hồi bọn khủng bố bắt cóc chiếc xe bus chở học sinh ở Vladicavcaz (năm 1988 nó còn mang tên là thành phố Ordjonikiza). Sau khi nhận đủ ba triệu rưỡi đô la và một máy bay để sang Israel, bọn khủng bố mới chịu thả cô giáo và các học sinh nhỏ. Chúng đã bị bắt và dẫn độ về Liên Xô. Những chuyện liên quan tới phản ứng đáp lại hành động khủng bố kia, như tôi biết, mới là vấn đề quá không bình thường. Khi đó, các đại diện của Aeroflot được những cơ quan có thẩm quyền uy nhiệm, đã làm tất cả những gì có thể để vô hiệu hóa bọn khủng bố, nhưng có nhiều điều họ đã làm theo trực cảm chứ không phải căn cứ trên linh nghiệm hoặc mang tính chuyên nghiệp”. Đúng là hết sức lạ lùng? Tác giả biết rõ toàn bộ con tin đều đã được trả tự do gồm ba mươi học sinh nhỏ, một cô giáo và người lái xe. Bọn khủng bố không phải là lũ trẻ chưa trưởng thành, sừng sỏ, đã chuẩn bị rất lâu và rất kĩ cho vụ gây án. Tên cầm đầu từng thú nhận đã đọc hàng chục bài báo, xem nhiều phim nước ngoài về những vụ cướp máy bay. Chúng đã chọn một thủ đoạn tinh vi tàn bạo nhất là bắt giữ trẻ em làm con tin và chỉ thả họ ra khi chúng nhận được món tiền mà tác giả bài báo cố làm độc giả phải chú ý. Nhưng tiền ở đây không đóng vai trò quyết định mà chính là vũ khí. Lần đầu tiên trên thế giới có chuyện người ta trao vũ khí cho bọn kẻ cướp để sau đó chọi lại và thắng chúng. Chỉ nhờ vào trực cảm thôi sao? Không cần có những hiểu biết cần thiết, chẳng hề có kinh nghiệm không cả chuyên môn nghiệp vụ, cứ “trôi theo diễn biến sự kiện”, “dựa vào trực cảm”, và lạ chưa, cứ thế vào cuộc, và thắng nổi trong cuộc đọ sức gay go nhất, với một băng ướp xảo quyệt, tàn bạo nhất. Thế mới tài tử chứ. Tôi không cho rằng tác giả bài báo lại ngây thơ tới mức không phân biệt nổi hành động của các nhà chuyên nghiệp với kẻ nghiệp dư, tài tử. Vậy thực chất vấn đề ở đây là gì? Rõ ràng, báo chí hoặc phim ảnh dù có nguồn cung cấp tư liệu bí mật, không thể phản ánh hết hoạt động của các nhà chuyên nghiệp. Cuộc đấu trí của họ vì mạng sống của con tin chắc chắn đã diễn ra phức tạp hơn nhiều so với những gì đã được mô tả, thuật lại. Tôi muốn bổ khuyết khoảng trống này. Sự kiện bắt cóc chiếc xe bus chở học sinh ở Ordjonikiza và chiến dịch giải cứu rõ ràng thuộc loại phức tạp nhất từng xảy ra trên thế giới. Chúng ta nên hiểu rõ hơn về nó.

Ngày 2 tháng mười hai năm 1988. 3h10’. Sân bay “Mineralnưe Vođư”. Đại tá Gennadi Zaixev đã bắt đầu dùng bộ đàm thương lượng với Pavel Iaksians, tên cầm đầu từ năm phút trước. Điều lo lắng đầu tiên của ban chỉ huy chiến dịch là sự an toàn của lũ trẻ. Xuất phát từ điểm này, đại tá Zaixev bắt đầu:

- Alô, Pavel, anh nghe rõ tôi nói không? Iaksians:

- Hãy yên tâm! Zaixev:

Iaksians:

- Được! Hắn quay sang cô giáo: - Người ta muốn nói chuyện với cô. Nói gì tùy cô? Cô giáo:

- Chào anh! Tôi là cô giáo Natalia Vladimirovna đây. Zaixev:

- Chào chị Natalia Vladimirovna! Tôi là Gennadi Nikolaievich. Cô giáo:

- Xin cho biết khi nào chúng mới thả mọi người ra khỏi đây? Zaixev:

- Chị Natalia Vladimirovna, tôi nói với chị như với một người bảo vệ chính cho các cháu nhỏ. Các cháu hiện ra sao?

Cô giáo:

- Chúng đang ngủ. Tất nhiên, các cháu đều mong sớm được về nhà. Tỉnh dậy chúng lại khóc. Zaixev:

- Có cháu nào cần trợ giúp y tế không? Hoặc, theo chị, một sự trợ giúp gì khác? Cô giáo:

- Hiện thời thì không. Các cháu đều khỏe, chỉ mong sớm được về nhà. Zaixev:

- Mong chị cố vững vàng. Dù có chuyện gì thì xin chị hiểu cho rằng tất cả chúng tôi đang làm tất cả vì chị và bọn trẻ. Tôi muốn khẳng định nếu mọi chuyện diễn ra bình thường sẽ không có điều gì đe dọa tới tính mạng của chị và các cháu cả.

Ôi các cháu, các em nhỏ. Khó hình dung nổi một con người sinh ra sống trên trái đất này có thể phạm tội ác khủng khiếp là bắt trẻ nhỏ làm con tin. Khi ban chỉ huy chiến dịch bay đến Mineralnưe Vođư, cơ quan KGB địa phương đã có những thông tin sơ bộ về bọn cướp. Pavel Iaksians 38 tuổi, sinh tại Taskent, làm nghề lái xe tại Ordjonikiza, ba lần ra tòa, giảo hoạt, sành sỏi, tàn bạo… Đại tá Zaixev trên mười năm ở cương vị lãnh đạo đội đặc nhiệm “A” đã thấy đủ điều nhưng chuyện như thế này ông mới chỉ gặp lần đầu. Bản thân ông cũng là một người cha, người ông. Ông hình dung ra những cặp mắt hoảng sợ của các cháu bé gái, trai. Nếu không phải là lũ trẻ ở đó thì chỉ mấy giây cũng đủ cho “Alfa” bắt lũ súc sinh kia liếm đất. Nhưng trong tình huống này, ông phải hết sức bình tĩnh và thông minh, mặt đối mặt với tên đầu sỏ, như trong cuộc đọ súng tay đôi.

Iaksians:

- Kể ra bọn tôi cũng hơi quá đáng, đáng bị nện vỡ mõm. Nhưng chúng tôi có lí do của mình. Xin nói để ông rõ: Cứ một giây các ông làm một điều thiện, thì ngay giây sau chúng tôi đáp lại bằng một điều lành. Đừng coi bọn tôi là đồ nghe. Tôi đã dự tính việc này từ lâu theo tôi, các tính toán không đến nỗi tồi.

Zaixev:

- Pavel, chúng tôi sẵn sàng thỏa mãn mọi yêu sách của các anh, nhưng với điều kiện bọn trẻ phải được an toàn. Các anh có thể đáp lại bằng việc thả tự do cho các cháu nhỏ không?

Iaksians:

- Vâng, chúng tôi sẽ thả lũ trẻ, nhưng chỉ trong trường hợp nhà nước chính thức và công khai tuyên bố, kí giấy để chúng tôi ra đi an toàn, không bị cản trở.

Zaixev:

- Các anh định bay đi đâu? Iaksians:

Pakistan, Israel, Cộng hòa Nam Phi.

Phó chủ tịch KGB, tướng Ponomariev, nhìn Zaixev chờ đợi. Đại tá Zaixev buông máy, nói: “Pakistan…” – “Được!” – Ponomariev trả lời rồi đi nhanh tới cuối phòng nhấc điện thoại liên lạc với văn phòng chính phủ.

Ngày 2 tháng mười hai năm 1988. 0h45’. Moxcva. Sân bay Seremetrevo. Tổ lái của Alecxander Boscov chuẩn bị bay đi Delhi. Họ vừa từ đó về, cùng một đoàn xiếc sau chuyến lưu diễn. Một đám hành khách vui mắt: Gấu, ngựa, đại bàng. Suốt chặng bay chúng hiền lành, nghiêm chỉnh, chỉ mấy chú đại bàng luôn vỗ cánh, vẻ bồn chồn không yên. Chuyến bay đến Ấn Độ bất ngờ bị hủy. Họ nhận lệnh đến Mineralnưe Vođư và hết sức ngạc nhiên thấy sân bay vắng lặng. Khi máy bay đang lăn bánh tới điểm đỗ xa nhất, “Mặt đất” mới báo tình hình. Một nhân viên KGB đón tổ lái ở chân cầu thang máy bay kể lại sự việc một cách tường tận hơn, rồi nhấn mạnh: “Công việc hoàn toàn tự nguyện, ai cảm thấy không tự tin thì có thể từ chối”. Không một ai trong các phi công do dự. Như vậy đã rõ: Họ phải bay sang nước ngoài theo yêu sách của bọn khủng bố và nộp mình làm con tin. Zaixev nhấn nút bật microphon.

Zaixev:

- Chúng tôi sẵn sàng để các anh bay đi Pakistan. Vậy ý các anh thế nào? Iaksians: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tốt! Zaixev:

- Nhưng không tiếp dầu thì không thể bay thẳng một mạch tới Pakistan. Cho nên sẽ phải đáp xuống Taskent, vì Taskent gần Pakistan nhất. Anh hiểu chứ?

Iaksians:

- Dusanbe không thu xếp được sao?

Zaixev: Dusanbe gần đây hơn nhưng lại xa biên giới Pakistan hơn. Iaksians:

- Chẳng lẽ Pakistan không có đường biên giới trực tiếp với Liên Xô sao? Zaixev:

- Không. Hơn nữa, về mặt địa lý Taskent cũng gần Pakistan hơn.

Ngày 2 tháng mười hai năm 1988. 10h20’ giờ Moxcva. Các sứ quán Liên Xô tại Islamabat, Cabul; tổng lãnh sự quán Liên Xô tại Karashi; các đại diện toàn quyền của Liên Xô tại Afghanistan và Pakistan nhận được thông báo khẩn về vụ bắt cóc trẻ em tại Mineralaia Voda và các yêu sách của bọn khủng bố. Mặc dù đã khuya, các đại sứ Liên Xô vẫn cố liên hệ với chính quyền nước sở tại.

Ngày 2 tháng mười hai 1988. 1h25’ giờ Moxcva. Sân bay Mineralnưe Vođư. Một máy bay cất cánh đi Taskent. Trên khoang máy bay là mười lăm nhân viên chống khủng bố “Alfa”. Trưởng nhóm là Sergei Gontrarov. Một lát sau ban chỉ huy nhận được thông báo: Taskent chuẩn bị tiếp nhận bọn khủng bố. Tuy nhiên, đúng lúc đó bọn cướp lại thay đổi quyết định.

Iaksians:

- Ông nói là một máy bay nước ngoài sẽ từ Pakistan bay đến Taskent. Bọn tôi sẽ làm gì? Chuyển sang máy bay đó, nhưng phải có mặt ông đại sứ của nước này. Các ông kí thỏa thuận với bọn tôi là sẽ không dùng vũ lực, chúng tôi sẽ để lại bọn trẻ con và bay đi.

Zaixev:

- Tôi muốn anh hiểu: Vấn đề rất phức tạp. Lúc này là đêm, đòi hỏi ngài đại sứ Pakistan rời Moxcva đi Taskent thì cần phải hội đàm ở cấp cao nhất.

Iaksians:

- Tôi không hiểu. Chẳng lẽ ngài đại sứ Pakistan không thể ngậy lập tức lên máy bay sao? Zaixev:

- Có thể. Nhưng tôi nhấn mạnh: Ngài đại sứ đang ở Moxcva, sẽ phải tới tìm gặp ông ta dựng ông ta dậy, lo máy bay chở ông ta đi…

Iaksians:

- Ông không hiểu tôi thì phải? Tôi muốn hỏi: Ngài đại sứ hay đại biện lâm thời? Zaixev:

- Ngài đại diện toàn quyền của Pakistan tại Liên Xô. Tòa đại sứ của ông ta ở Moxcva. Iaksians:

- Sao? Vậy các ông vẫn duy trì quan hệ ngoại giao với một quốc gia đang đánh nhau với chúng ta sao?

Zaixev:

- Ý anh định nói gì? Iaksians:

- Từ lãnh thổ Pakistan, bọn chúng tiến công tiêu diệt các thanh niên của chúng ta, ở đó có các căn cứ của chúng. Thôi, nếu các ông viện đến ngài đại sứ Pakistan, thì bọn tôi không cần đến Pakistan nữa. Với ngài đại sứ này thì các ông thỏa thuận điều gì chẳng được. Vâng, bọn chúng đều là những người lịch sự vô liêm sỉ. Xin lỗi vì tôi đã nói thế. Bọn chúng đánh chúng ta nhưng bản thân lại đang chễm chệ ngồi giữa Moxcva. Thôi nhé. Vậy còn Israel thì sao?

Zaixev:

- Chúng ta không có quan hệ ngoại giao với Israel. Pavel, nhưng nếu là Phần Lan thì anh có ưng không?

Iaksians:

- Tôi đang mỉm cười đây này. Phần Lan! Trời ơi! Đó là đôi dép lê của chúng ta tại Baltic. Chúng tôi chỉ bay đến Israel thôi?

Ngày 2 tháng mười hai năm 1988. 2h47’ giờ Moxcva. Tel – Aviv. Lãnh sự quán Liên Xô. Tổng lãnh sự G. I. Martiroxov bật dậy vì cú điện thoại giữa đêm khuya từ Moxcva. Sau khi thông báo về chuyện xảy ra, người ta báo tiếp với ông rằng có một chiếc máy bay sắp sửa khởi hành đi Israel. Thứ trưởng ngoại giao Liên Xô yêu cầu làm việc ở cấp lãnh đạo quốc gia. Ông cố ý sử dụng kênh liên lạc mở với hi vọng Tel – Aviv “nghe” được cuộc trao đổi của Bộ Ngoại giao với phái viên của mình và có thể sẽ có thái độ phản ứng. Và thực tế đã diễn ra đúng như vậy. Một giờ đồng hồ sau cuộc trao đổi với Moxcva, Martiroxov nhận được điện thoại từ quyền Bộ trưởng Ngoại giao Israel và ông này nói đã biết tin về vụ cướp máy bay. Israel lập tức đồng ý tiếp nhận. Còn tại Mineralnưe Vođư, cuộc đấu tranh vẫn tiếp diễn. Bọn cướp đòi tiền.

Zaixev:

- Các anh đã mấy lần nói đến tiền. Anh định nói đến tiền gì vậy? Iaksians: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chúng tôi cần đô la Mỹ, bảng Anh… Zaixev:

- Tổng số bao nhiêu? Iaksians:

- 500 ngàn cho mỗi người. Zaixev:

- Các anh có bao nhiêu người cả thảy? Bao nhiêu người? Anh nghe rõ tôi hỏi nhưng chưa trả lời.

Iaksians:

- Tôi đã nói ngay khi ở Ordjonikiza. Chúng tôi cần một triệu đô la, một triệu bảng Anh và một triệu rúp quy thành vàng. Vàng ròng có dấu bảo đảm. Chúng tôi sẽ kiểm tra toàn bộ.

Zaixev:

- Một triệu rúp vàng và một triệu bảng Anh. Tôi hiểu đúng, phải không. Iaksians:

- Và một triệu đô la. Zaixev:

- Tôi hiểu như thế này: Hoặc một triệu đô la hoặc một triệu bảng Anh hoặc một triệu rúp vàng?

Iaksians:

- Ông hoàn toàn không hiểu tôi. Tất cả trọn gói gồm ba khoản. Hoặc ông có thể nói: “Chúng tôi sẽ trao cho các anh ba triệu rúp vàng?”. Thế cũng được.

Zaixev:

- Pavel, tôi nói thẳng với anh rằng chúng tôi không có khả năng như thế đâu. Chỉ có đô la thôi. Iaksians:

- Tại sao lại không có vàng? Vàng Nga đâu? Zaixev:

- Pavel, chúng tôi không có vàng mang theo. Iaksians:

- Sao? Liên Xô mà lại không có vàng? Tôi ngạc nhiên đấy. Chẳng lẽ các ông tiếc tiền. Đơn giản là không tiện mang theo tiền triệu tới đó? Bao kẻ dòm ngó. Chưa kịp làm gì đã bị tóm rồi.

Zaixev:

- Tôi muốn nói lại với anh. Các anh thảo luận vấn đề này với nhau. Chúng tôi chỉ có thể trao đô la thôi. Iaksians: - Ba triệu? Zaixev: - Không, hai… Iaksians:

- Với điều kiện như thế nào? Zaixev:

- Một điều kiện: Các anh thả bọn trẻ, chúng tôi trao hai triệu và đảm bảo để các anh cất cánh. Cùng lúc đó, trong Sở chỉ huy, đại tá Zaixev trông thấy Valeri Boseov, nhân viên “Alfa”. Zaixev gọi giật:

- Chuyện tiền nong thế nào rồi, Valeri Boscov?

- Mọi chuyện bình thường, thưa Gennadi Nikolaievich, tiền đã sẵn sàng tại sân bay rồi.

Người của Cục IV – KGB đã tới Ngân hàng Ngoại thương vét hết tiền mặt trong két. Nhân viên ngân hàng chỉ còn biết xuôi tay: Ngày mai biết lấy gì để hoạt động. Nhân viên an ninh cũng chỉ biết im lặng. Một người vừa thắt nút bao tiền vừa nhăn nhó nói: “Vẫn phải sống đến ngày mai…”. Đêm hôm đó mỗi người đều chìm đắm với ý nghĩ riêng của mình: Nhân viên ngân hàng thì nghĩ đến số tiền sẽ trôi đến đâu không rõ, nhân viên an ninh thì nghĩ đến những đứa trẻ

Một phần của tài liệu sach-vui-sach-alfa-sieu-biet-doi-nga (Trang 88 - 107)