CUỘC CHIẾN CHỐNG KHÔNG TẶC Trích hồ sơ “ALFA”

Một phần của tài liệu sach-vui-sach-alfa-sieu-biet-doi-nga (Trang 63 - 66)

Trích hồ sơ “ALFA”

Những năm 70 đã đi vào lịch sử. Trong mười năm đó, theo số liệu của các tổ chức quốc tế thế giới có 8.114 vụ khủng bố. Hàng nghìn người trở thành vật hi sinh cho sự lộng hành bạo lực của lũ kẻ cướp. Nhưng hành tinh xanh của chúng ta vẫn chưa biết những năm 80 đang tới sẽ là những năm tàn khốc khôn lường. Và con tính mở màn: Chỉ năm năm đầu từ 1980 đến hết 1985 số lượng vụ khủng bố tăng gấp đôi. Những năm tiếp theo con số tiếp tục tăng: 1986-774 vụ, 1987-832 vụ, 1988-856 vụ… Năm 1980 diễn ra các chiến dịch giải phóng con tin lớn. Tháng tư năm đó đội đặc nhiệm “Deltal” của Mỹ do đại tá Charles Becvit chỉ huy thực hiện nhiệm vụ giải thoát con tin ở Teheran. Tiếp là chiến dịch thất bại hoàn toàn. Tám máy bay lên thẳng cất cánh từ hàng không mẫu hạm “Nimits” trên vịnh Peexich chỉ có sáu máy bay đến địa điểm tập kết mang mật hiệu “Sa mạc – I”. Một trong sáu chiếc bị hỏng máy. Với số máy bay còn lại Becvit không dám tiếp tục chiến dịch. Ông mô tả đoạn kết thảm kịch diễn ra trên sa mạc cách thủ đô Iran về phía đông nam 200 dặm như sau: “… Chúng tôi đang bay về nhà. Có lệnh kiểm tra trang bị và rời ngay máy bay lên thẳng. Đội “Delta” bắt đầu chất đồ lên máy bay. Tôi đi từ máy bay này sang máy bay khác, đếm số người đang lên khoang từng máy bay, rồi vội vã lên chiếc đầu đội hình. 2h40’, mấy phi công khởi động làm nóng động cơ máy bay. Lốc bụi nổi lên mù mịt, tầm nhìn gần đến 0. Giữa các đợt gió, tôi bỗng nhìn thấy một chiếc EC – 130 vừa mới cất mình đã lật nghiêng sang trái. Có tiếng nổ. Một quả cầu lửa xanh sáng trong trời đêm. Bình chứa nhiên liệu của nó nổ. Thì ra một máy bay đang lăn bánh đến tiếp nhiên liệu bị đâm bởi chiếc EC – 130 mà nhóm “Blue” vừa mới leo lên. Tôi chạy vội đến nhưng chỉ tới được rìa đường. Nóng, không thể đến gần chiếc máy bay. Lửa bốc cao khoảng 100 đến 150 mét. Vũ khí đạn dược có thể nổ bất cứ lúc nào. Tôi chợt nghĩ tới thiếu tá Fish và đội “Blue”. May quá, lát sau có báo cáo là họ kịp thoát ra được vào những phút cuối. Nhìn qua ngọn lửa có thể thấy chiếc máy bay lên thẳng đâm vào khoang chở hàng của máy bay tiếp dầu làm nó bốc cháy.

- Phải làm gì với mấy máy bay còn lại? – Kill hỏi tôi. - Phá đi!

Tôi quay lại máy bay của mình, thấy các phi công chạy đến. Họ vừa leo lên khoang, thang đã rút, cửa sập lại. Chiếc máy bay cất mình lên đảo nửa vòng. Đây là chiếc thứ ba bay lên. Hai chiếc đang cháy nốt dữ dội. Gần 3 giờ sáng. Sau thời gian 4h46’ ở trên mặt đất, đội “Delta” rời “Sa mạc – I”. Khi mặt trời tên, chúng tôi đã đang bay trên vịnh Oman. Chiến dịch kết thúc thất bại hoàn toàn. Hao tổn rất nhiều thời gian, thần kinh, mồ hôi công sức, nhưng tất cả trở nên vô ích. Chúng tôi đã mất tám chàng trai dũng cảm tuyệt vời. Đất nước chúng tôi lâm vào một vị thế phức tạp”.

Mười hai ngày sau sự kiện trên, đội chống khủng bố “Pagoda” của lực lượng đặc biệt tinh nhuệ SAS (Anh) đột nhập đại sứ quán Iran tại Lon don. Trận đánh diễn ra chỉ mấy phút. Năm trong sáu tên khủng bố bị bắn chết, mười chín con tin được cứu, đưa ra ngoài bình yên vô sự. Về sau, trong bài phát biểu tại Hạ Nghị viện, bà Margaret Thatcher nói: “Cuộc tấn công cho người Anh niềm tự hào dân tộc”. Tất cả các sự kiện nói đây, cả các hành động khủng bố, cả hoạt động chống khủng bố nói lên một điều rằng: Thế giới đang bước vào kỉ nguyên của sự mở rộng chưa từng thấy của khủng bố, của bạo lực và cuộc chiến chống nạn dịch đó. Những biến cố thời kì đầu của thập kí mới ấy là lời cảnh báo đặc biệt cho nhân loại. Người Xô Viết lo lắng theo dõi các sự kiện ngày dồn dập trên thế giới. Liên Xô không bao giờ có cảm tình với bọn khủng bố, không tuyên bố ủng hộ bất kì tổ chức khủng bố nào. Đó là những điều chưa xảy ra trong lịch sử quốc gia của chúng tôi. Chúng tôi kịch liệt lên án tất cả các tổ chức, các nhóm khủng bố, dù dưới tên gọi nào, “Lữ đoàn đỏ” ở Tây Âu hay “Hồng Quân” ở Nhật Bản, dù với mục tiêu nào. Hành động khủng bố luôn ở ngoài vòng pháp luật trên đất nước chúng tôi. Nhưng trong chính sách đối ngoại của Liên Xô cũng tồn tại một luật không thành văn. Bộ Ngoại giao Liên Xô thực sự không có phản ứng trước các hành động khủng bố chống lại công dân Liên Xô làm việc ở nước ngoài. Cứ như không tồn tại những hành động tương tự. Và nếu Mỹ rùm beng về vụ bắt cóc, dù chỉ một công dân Mỹ, đe dọa áp dụng sức mạnh quân sự thì ngược lại, Moxcva thường

im lặng trước các sự kiện đau buồn này. Đã có những vụ bắt cóc và thậm chí là giết hại công dân của chúng tôi như vậy. Có bao người không được trở về tổ quốc hoặc trở về quan tài kẽm, có bao đồng bào của chúng tôi đã là nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố, tiếc thay đến nay người ta không sao xác định được, bởi thời ấy k ông ai làm cái việc thống kê khủng khiếp ấy.

Chỉ đến năm 1985, sự việc các công dân Liên Xô – nhân viên của sứ quán và cơ quan đại diện thương mại ở Beirut (Lebanon) bị bắt cóc nhanh chóng trở thành vụ tai tiếng khắp thế giới, Liên Xô mới lên tiếng phản đối việc bắt giữ công dân của mình và cử phái viên đặc biệt đến Lebanon và Syria để giải quyết số phận con tin. Nhưng vấn đề tất nhiên không chỉ ở phản ứng chính thức của các cấp chính quyền. Số phận các con tin đã được nhiều người biết đến, cả nước xúc động, lo lắng. Cũng trong năm 1985 còn xảy ra vài vụ khủng bố nhằm vào công dân Liên Xô và các cơ quan đại diện chính thức của Liên Xô. Bom nổ trước trụ sở cơ quan đại diện “Intourism” ở Beirut; một nhân viên sứ quán Liên Xô bị cướp xe hơi; một lái xe tên A. Levtrenco làm việc cho công ti xây lắp bị bắt làm con tin tại Libya; ở Cộng hòa Arập Yemen một quả lựu đạn nổ trong địa phận đại sứ quán Liên Xô khiến em bé con một nhân viên đại sứ quán bị thương; ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Yemen một kẻ khủng bố có vũ trang tấn công căn hộ của chuyên gia quân sự Liên Xô M. Xmirnov khiến ông này bị thương nặng; tại Cộng hòa Liên bang Đức – một quả bom nổ trước cửa cơ quan đại diện “Aeroflot” ở Hamburg. Danh sách các cuộc khủng bố vẫn còn dài. Phải đau xót thú nhận rằng, các cuộc khủng bố ngày càng có xu hướng tăng lên. Lối thoát nào để ra khỏi tình huống phức tạp này? Câu trả lời có vẻ như rõ ràng và đơn giản: Nhà nước đưa công dân đến nơi xa xôi trên thế giới phải có trách nhiệm bảo đảm an toàn, trường hợp xảy ra điều bất trắc cần đem hết khả năng giải thoát cho họ.

Lý thuyết là vậy, nhưng chúng ta phải là người thực tế vì hành động khủng bố đôi khi xảy ra ở những đất nước xa xôi, hoặc có quan hệ thù địch với chúng ta. Không nên quên trong nhiều trường hợp các nhà ngoại giao cũng bất lực. Khi đó chỉ còn biện pháp can thiệp quân sự. Tất nhiên, chúng tôi không nói đến việc sử dụng sức mạnh quân sự với quy mô lớn, mà chỉ nói đến lực lượng đặc nhiệm chống khủng bố. Đây là nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Thất bại trong chiến dịch giải phóng con tin mang tên “Móng vuốt đại bàng” ở Teheran của đội “Delta” Mỹ là một minh chứng cụ thể. Đại tá Becvit, một sĩ quan có kinh nghiệm, một chuyên gia có đẳng cấp trong lĩnh vực của mình đã phản ứng đầu tiên trước tin về việc sử dụng đội “Delta” trong một chiến dịch tương tự: “Trong đầu tôi không hề có ý nghĩ về khả năng tiến hành một chiến dịch giải cứu con tin. Hơn nữa, cứ suy luận một cách logic, thì ý định này có vẻ mạo hiểm. Khoảng cách từ nước ta đến Iran rất lớn, lại phải bay trong không phận Iran gần một nghìn dặm mới đến nơi hạ cánh, và cuối cùng tấn công vào cơ sở được bảo vệ chắc chắn như đại sứ quán nằm giữa trung tâm một thành phố bốn triệu dân có thái độ thù địch với chúng ta. Thật khó tưởng tượng một tình thế nào phức tạp hơn thế. Tại Sở chỉ huy phối hợp tôi nghe được mấy đề xuất ngu xuẩn. Một số người cho rằng quân ta có thể nhảy dù xuống, như khách du lịch, theo xe vào đại sứ quán?”. Thực tế đã chứng tỏ nỗi lo lắng của Becvit là có cơ sở. Tuy nhiên lịch sử cuộc chiến chống khủng bố đã có nhiều chiến dịch thắng lợi, được thực hiện với trình độ nghiệp vụ rất cao. Trong đó có thể kể đến vụ giải thoát con tin ở sân bay Mogadisu do đội đặc nhiệm GSG-9 của Tây Đức thực hiện diễn ra chỉ trong bảy giây. Các nhân viên đặc nhiệm GSG-9 đã gắn vào cửa máy bay một cuộn băng gây nổ đặc biệt chuyên dùng tách các tầng tên lửa. Thiết bị nổ, cửa máy bay bật ra, đội đặc nhiệm xông vào bên trong máy bay và ném lựu đạn gây lóa mắt và chói tai. Bọn khủng bố choáng váng, tạm thời tê liệt, và khoảnh khắc đó đã đủ cho đội đặc nhiệm vô hiệu hóa chúng.

Chiến dịch giải thoát con tin do đội “Commandos” của Israel thực hiện tại sân bay Antebb (Uganda) có thể được coi là độc nhất vô nhị. Vào chiến dịch, một nhóm nhân viên tình báo MOSSAD được tung vào Uganda với trách nhiệm giữ liên lạc vô tuyến điện với cơ quan tình báo Israel. Họ hỏi han tình hình qua các con tin được bọn khủng bố phóng thích rất tỉ mỉ. Để ngụy trang cho chiến dịch, trong các cuộc điện thoại với nước Pháp, họ luôn nhấn mạnh Israel sẵn sàng đàm phán với bọn khủng bố vì tin bọn khủng bố có khả năng nghe lén thấy. Trong ngày triển khai chiến dịch, đội “Commandos” bay từ Tel – Aviv đến Kenia. Ban đêm một máy bay gắn thiết bị đặc biệt dùng vô hiệu hóa hệ thống rada sân bay hạ cánh xuống Antebb. Trong trận đánh chớp nhoáng, đội chống khủng bố đã chiếm được nhà ga để máy bay nơi bọn bắt cóc

giam con tin. Chiến dịch kéo dài 53 phút, kế hoạch là 55 phút. Bọn khủng bố bị tiêu diệt hoàn toàn. Đội “Commandos” mất một người, chín mươi con tin có ba người bị chết.

Những chuyện nêu trên là vinh quang thuộc về người khác. Chúng ta ghen tị vì Israel, Đức, Anh có các đội đặc nhiệm trình độ cao như vậy. Còn ở nước ta thì sao? Các phương tiện thông tin đại chúng quen khen ngợi phương Tây, nói rằng họ lại đi trước chúng ta. Điều này khó có thể kiểm chứng vì không ai tổ chức thi giành giải “đội đặc nhiệm siêu hành tinh”, và việc tranh ngôi xếp hạng chỉ là vô bổ. Và các chiến dịch đội chống khủng bố “Alfa” thực hiện thành công có lẽ là điều minh xác nhất cho trình độ nghiệp vụ tuyệt vời của họ không cần bất cứ cuộc thi nào.

Năm 1981. Tại Xarapul (Cộng hòa tự trị xã hội chủ nghĩa Udrmut), vô hiệu hóa hai tên khủng bố trang bị súng tiểu liên bắt cóc 25 học sinh trường trung học làm con tin.

Năm 1983. Giải thoát máy bay TU-134 với năm mươi bảy hành khách bên trong tại Tbilixi. Năm 1986. Hai nhân viên quân sự ở Upha cướp chiến TU-134. Tính mạng bảy mươi sáu hành khách bị đe dọa. Đội đặc nhiệm tấn công, bắn chết một tên khủng bố, tên kia bị thương. Con tin bình yên vô sự.

Năm 1988. Một nhóm tội phạm do tên cầm đầu Iaksians Tbilixi dùng trẻ em để yêu sách: Con tin là các học sinh lớp 4. Suốt cuộc đấu chọi tâm lí dai dẳng, nhờ hành động khéo léo và dũng cảm của các chiến sĩ đội đặc nhiệm “A”, toàn bộ học sinh đã được cứu thoát. Nhưng tên khủng bố bay sang được Israel nhưng lại bị dẫn độ trở về.

Năm 1988 (tháng tư). Vụ tấn công máy bay bị cướp ở Vag. Tên khủng bố bị vô hiệu hóa, con tin được cứu thoát.

Năm 1989 (tháng năm). Chiến dịch ở Saravo cứu thoát bảy con tin gồm cả trẻ nhỏ. Bọn khủng bố kháng cự bị tiêu diệt hoàn toàn.

Năm 1990 (tháng tám). Dẹp băng cướp vũ trang “Xám” ở Erevan. Sau cuộc đấu súng, ba tên cướp bị bắn chết, hai tên bị thương, sáu tên bị bắt giữ. Tại Xukhumi, giải phóng phòng biệt giam bị các tội phạm có vũ trang chiếm.

Năm 1990 (cũng tháng tám). Dẹp yên vụ bắt cóc máy bay hành khách TU-134 ở Taskent. Đó là bảng thành tích chiến đấu của đặc nhiệm “Alfa” trong mười năm qua. Điều đặc biệt láng lưu ý là các chiến dịch đều kết thúc thắng lợi. Trong số con tin vẫn có người thiệt mạng, bị thương, nhưng điều đó đều xảy ra trước khi đội chống khủng bố vào cuộc. Trong vụ ở Tbilixi, máy bay đang trên không trung thì bọn cướp đột nhiên xông vào buồng lái, xả súng bắn chết hai phi công, một nữ tiếp viên và hai hành khách. Khi đội đặc nhiệm vào cuộc, không mất thêm nạn nhân nào, bọn tội phạm bị vô hiệu hóa. Tại Upha, ngay từ phút đầu cướp máy bay, tên khủng bố đã giết một hành khách. Hắn bị bắn hạ sau đó.

Đó là tình hình Liên Xô. Còn thế giới chấn động với những con số kinh hoàng: Hàng chục, hàng trăm cái chết trong các vụ khủng bố, một phần do trình độ nghiệp vụ thấp kém của các cơ quan đặc nhiệm. Tháng mười một năm 1985, chiến dịch giải cứu con tin trên thiếc Boeing-737 của hãng hàng không Ai Cập tại sân bay “Valetta” (Manta) đã để hơn sáu mươi người hi sinh. Tháng năm năm 1986, tại phi trường Colombo một quả bom phát nổ, hai mươi người chết, bốn mươi mốt người bị thương. Tháng chín năm 1986, tại sân bay Karachi, trong cuộc tấn công một máy bay bị cướp, mười bốn hành khách và thành viên phi hành đoàn bị bắn chết, chín mươi tám người bị thương…

Nhưng chúng ta sẽ quay lại với những năm đầu thập niên 80, khi cả thế giới ngập trong làn sóng mới của nạn khủng bố toàn cầu. Liên Xô không là ngoại lệ và đã có những biện pháp kiên quyết về vấn đề này.

Một phần của tài liệu sach-vui-sach-alfa-sieu-biet-doi-nga (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)