Trích báo cáo mật của “ALFA”

Một phần của tài liệu sach-vui-sach-alfa-sieu-biet-doi-nga (Trang 124 - 129)

“Ngày 7 tháng giêng năm 1991, một nhóm gồm chỉ huy phó đội đặc nhiệm “A” – trung tá M. V. Golovatov, chỉ huy phân đội 4 – thiếu tá M. Mirosnichenco và sĩ quan tác chiến chỉ huy phân đội 1 – đại úy I. V. Orekhov đang kiểm tra những biện pháp chuẩn bị cho hoạt động phối hợp tác chiến giữa hai ngành quân đội và an ninh với sự tham gia của đội đặc nhiệm “A” tại thành phố Vilnius.

Ngày 11 tháng giêng năm 1991. 17h30’. Lệnh báo động chiến đấu từ cấp lãnh đạo KGB. 20h00’. Sáu mươi lăm nhân viên đặc nhiệm “A” do trung tá E. N. Teliudexlov chỉ huy xuất phát về hướng sân bay Vnukovo. 21h30’, hai máy bay (số hiệu 65994 và 65995) cất cánh; 23h00’ chúng hạ cánh tại thành phố Vilnius. Tại Vilnius, phân đội được đặt dưới sự chỉ huy của đội phó đội đặc nhiệm “A” là trung tá M. V. Golovatov. Theo kế hoạch do KGB của Litva và Sở chỉ huy quân khu Pribaltic thuộc Bộ Quốc phòng Liên Xô đã khởi thảo, xuất phát từ tình hình khủng hoảng chính trị đang diễn ra tại nước cộng hòa này, Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ Liên Xô nhận trách nhiệm giải tỏa hàng loạt mục tiêu bị những người ủng hộ phong trào “Xaiudis” chiếm giữ, và chặn đứng hoạt động phát thanh truyền hình kích động khiêu khích và chiếm lại hai trung tâm phát thanh – truyền hình, đặt những trọng điểm này dưới sự bảo vệ của lực lượng cảnh vệ thuộc Bộ Nội vụ Liên Xô. Những cơ quan nhà nước được xác định là mục tiêu gồm: 1 – Ủy ban Phát thanh và Truyền hình; 2 – Tháp truyền hình; 3 – Trung tâm phát sóng.

Thời gian trước khi xảy ra những sự kiện ở Vilnius, “Alfa” vẫn thường được điều động đến nhiều địa phương khác nhau. Mỗi khi có xung đột sắc tộc xảy ra, sẽ có chừng 100-150 nhân viên đặc nhiệm “A” lập tức có mặt. Có thể kể ra một số ví dụ như các thành phố Stepanakert, Erevan, Bacu, Tbilixi, Kisiniov, Dusanbe. Họ nhìn thấy tình trạng rối ren, suy bại, thấy chủ nghĩa quốc gia gây dựng lực lượng, thấy các thế lực cực đoan mưu toan thổi bùng ngọn lửa nội chiến. Các nỗ lực của họ đôi khi chẳng đem lại điều gì ích lợi vì những toan tính và hành động điên rồ của các chính trị gia. Ai nấy đều mệt mỏi… Năm 1990 là một năm căng thẳng vô cùng. Ngoài những chuyến công du tới các điểm nóng khắp liên bang, “Alfa” còn phải trực diện đấu tranh chống tội phạm có tổ chức: Tham gia truy bắt những bàng cướp tống tiền ở Moxcva và nhiều thành phố khác. Đội đã thực hiện mười hai chiến dịch phức tạp nhất, thu giữ một khối lượng lớn những đồ vật quý hiếm, súng ống, đạn dược và vũ khí lạnh.

Tháng năm năm 1990, “Alfa” đã vạch và triển khai chiến dịch “Capcan” bắt giữ một nhóm buôn lậu vũ khí. Tháng tám đội đập tan băng cướp “Xám” có vũ trang tại Erevan. Trong chiến dịch này ba tên cướp bị tiêu diệt, hai tên bị thương, sáu tên bị bắt. Cũng trong tháng này đội “Alfa” đã tấn công trại biệt giam Xukhumi bị tù nhân nổi loạn chiếm, bắt sống nhóm không tặc cướp một máy bay tại Taskent. Những cuộc chiến đấu triền miên và nếu như có ai cho rằng hình như vào cái ngày tháng giêng kia, nhận lệnh bay đến Vilnius, anh em “Alfa” sung sướng xoa tay vào trận thì quả là đã lầm to. Mikhail Colovatov buồn rầu vung tay nói: “Tôi không biết phải nói gì với các bạn. Người ta lại phái chúng ta đến đó”. Đến phút cuối vẫn chẳng ai tin là điều đó đã xảy ra. Nhưng nó đã xảy ra.

Trích báo cáo mật của “ALFA”

“Sau khi quyết định triển khai chiến dịch vào đêm 12 rạng sáng 13 tháng giêng được thông qua đội “A” đã bắt đầu các hoạt động phân công trách nhiệm và bố trí lực lượng. Cùng phối hợp hoạt động tác chiến với “Alfa” còn có cả lực lượng điều động là trung đoàn 243 thuộc sư đoàn dù 76. Bộ Quốc phòng Liên Xô đang đóng tại Pxcov và lực lượng OMON Bộ Nội vụ Litva. Hồi 23 giờ 00’ trung tá M.N Golovatov đã chỉ thị cho biệt đội “Alfa” phân bố lực lượng và phương tiện phối hợp với lực lượng quân đội và lực lượng Bộ Nội vụ Litva, tổ chức và duy trì liên lạc, lưu ý không dùng vũ khí bộ binh, xác định quy trình sử dụng những phương tiện đặc biệt và huấn thị về việc tránh gây thương vong cho dân thường”.

Theo như kế hoạch, xe tăng làm nhiệm vụ dọn đường tiến, quân của Bộ Nội vụ và lính dù có nhiệm vụ giải tán đám đông khỏi những mục tiêu, tạo một hành lang nhỏ cho “Alfa”. Nhưng sự việc đã diễn biến khác hẳn. Xe tăng và quân dù tập kết chậm 40 phút. Hãy hình dung cảm giác của một người, dù là siêu nhân, phải đối mặt với một đám đông hàng nghìn người bừng bừng phẫn nộ. Đó là những ấn tượng cảm nhận của hai mươi lăm nhân viên đặc nhiệm lúc vừa rời khỏi xe trước cửa trung tâm truyền hình.

Evgheni Trudexnov:

- Chúng tôi đi trong đêm, đâu cũng thấy đầy người còn bên cạnh trung tâm truyền hình là một đám đông khổng lồ tới năm sáu ngàn người. Chúng tôi luồn lách qua. Ôi, may quá, tôi nghĩ lệnh “rút lui” được ban ra. Có ai đó thông minh thấy đông người như thế đã quyết định không liều lĩnh. Không, lại có lệnh quay lại trung tâng truyền hình. Trên chiếc xe đầu tiên đến nơi có Olec Toncov cùng tổ với tôi. Tôi thấy họ nhảy ra khỏi xe tung lựu đạn khói rồi tiến lên. Cho đến giờ tôi vẫn không thể hình dung nổi chúng tôi đã lọt qua đám đông như thế nào để vào được trung tâm truyền hình.

Mikhail Macximov:

- Phía trước chúng tôi là hai xe, thẳng rõ là của OMON hay bên quân đội. Chúng rú còi inh ỏi, chạy được khoảng ba trăm mét thì chết đứng. Đấy, hành lang đấy, yểm trợ đấy. Còn biết làm gì hơn nếu không lao bổ đến trung tâm truyền hình? Thế là chúng tôi cứ lách qua. Chúng tôi bị nện ra trò và chỉ biết khua báng súng gạt đi. Không thể dừng lại nếu không anh sẽ bị xé tan ra thành từng mảnh. Dù đã cố tiến lên thành nhóm nhưng vẫn cứ bị tan tác, từng người một lách qua. Ngay phía trước toa nhà trung tâm truyền hình là một bức tường chắn cao đèn chiếu sáng rực. Ngay khi lộ người ra dưới ánh đèn sáng chúng tôi liền bị bắn. Sau này nhìn lại thấy bức tường ấy dầy đặc những vết đạn. Trích báo cáo mật của đội đặc nhiệm “A”.

“Tình hình đã diễn ra như sau: Quanh các mục tiêu suốt ngày đêm là đám đông dân chúng túc trực (rạng sáng 13-01-1991 có tới 5 – y ngàn người), hung hãn và bị kích động bởi những lời tuyên bố không ngừng đại diện của phong trào “Xaiudis”, mọi ngả đường đầy chướng ngại vật dựng lên bằng xe tải, xe bus, xe con. Trung tâm phát thanh truyền hình và tháp truyền hình đã có sự chuẩn bị đối phó với các mưu toan xâm chiến. Công an thành phố và nhân viên an ninh “Xeuchic” tăng cường hoạt động, vũ trang bằng súng lục và súng máy. Rất nhiều gạch, đá, dùi cui, dùi sắt nhọn chai xăng đã được chuẩn bị. Cả vòi rồng và bơm cứu hỏa cũng có. Đó là còn chưa kể đến vũ khí trong tay dân chúng vây quanh các mục tiêu”. Trung úy Victor Satxki bị giết hại bởi chính những vũ khí đó. Đạn bắn vào lưng anh, khoan thủng áo giáp chống đạn xuyên ngược lên. Nó được bắn ra từ khoảng cách rất gần. chắc đúng lúc anh lọt vào vùng sáng trên bức tường chắn. Anh còn chạy được chừng sáu mươi mét dọc hành lang tầng một và đứng ở chân cầu thang anh nói với Trudexnov: “Evgheni Nicolaevich, có cái gì đó nung bỏng lưng tôi…”. Trudexnov ra lệnh băng bó cho anh rồi lao lên tầng hai. Chính Trudexnov cũng không ngờ rằng Satxki bị thương do đạn bắn, anh nghĩ đó là vết giáo hay dao đâm. Khi chạy trong hành lang anh đã thấy nhiều người cầm những cán cờ có mũi giáo cắm ở đầu cán. Chưa kịp lên đến tầng trên anh hến nghe thấy phía dưới gọi anh. Anh quay xuống, mọi người cởi quần áo cho Satxki và thấy một vết thương khủng khiếp ở lưng, sự sống chỉ còn thoi thóp trong thân hình cường tráng của người trung úy. Gia đình Victor phải chịu đựng không chỉ là sự mất mát một người thân mà còn cả những lời giả dối, xuyên tạc bẩn thỉu, những chuyện bịa đặt man rợ gắn với cái chết của anh. Ngay những ngày đầu tiên sau khi anh hi sinh anh đã bị chối bỏ. Chối

bỏ anh đầu tiên chính là KGB, nơi người cha anh, một đại tá, đã từng làm việc một phần tư thế kỉ, còn mẹ anh thì hai mươi hai năm. Các báo đưa tin về anh với nhiều sai lạc.

Phải một tuần sau KGB mới công nhận trung úy Satxki là nhân viên của họ. Chuyện xảy ra sau này với tên tuổi anh – Victor Satxki, một chiến sĩ đội viên “Alfa” quả đúng là kinh tởm. Đây chỉ là một trích đoạn trong bài báo “Một vụ tai tiếng của ngài tổng thống” do nhà sử học Saint – Peterburg có tên Igor Bunich viết:

“… Sếp KGB là Criutrcov quyết định điều đội đặc nhiệm “Alfa” đi Vilnius, thực chất đây là một đội gồm toàn những tên giết người chuyên nghiệp.

Ngày 11 tháng giêng, đội đặc nhiệm “Alfa” trong trang phục cảnh vệ có mặt ở sân bay quân sự gần Vilnius. Carpukhin công bố nhiệm vụ chiếm trung tâm truyền hình, sau đó là nhà quốc hội. Thượng tướng Cuzmin chỉ đồng ý “phối hợp” và sau đó sẽ chiếm các mục tiêu và canh giữ… “Được, các anh cứ chi viện, chúng tôi sẽ hành động không cần các anh!”, – Carpukhin quyết định, đồng thời cảnh báo cho quân của mình rằng trung tâm truyền hình và nhà quốc hội đang bị các tự vệ chiến đấu “Xaiudis” vây hãm. Phương án “Baeu” được đề nghị áp dụng. Carpukhin không thấy niềm hân hoan biểu lộ trên gương mặt những người thừa hành nhiệm vụ vốn đã quen chấp hành quân lệnh. Hơn thế, còn xảy ra một điều chưa từng có: Trung úy Satxki kiên quyết từ chối tham gia những hành động liên quan đến viện giết người. Tình huống này chưa từng có trong lịch sử tồn tại của “Alfa” bởi đội có một quy định: Kẻ không tuân lệnh sẽ bị bắn chết ngay tại chỗ. Sau khi thực hiện điều đó, Carpukhin rất hài lòng. Xác của trung úy Saxtki được bí mật kéo đến cạnh tòa nhà trung tâm truyền hình như một bằng chứng cho thấy đây là hành động của lực lượng tự vệ vũ trang “Xaiudis”.

Những dòng này tôi đã đọc đi đọc lại hàng phục lần, rồi tôi mang số báo này về “Alfa” cho những anh em có mặt ở chuyến công tác Vilnius dạo đó. Những con người táo bạo, quả cảm đã không phải ít lần đi dưới làn đạn của quân khủng bố, lấy thân mình che chắn cho con tin những kiện tướng thể thao, những đô vật và những võ sĩ quyền Anh họ đã từng chiến thắng trên sàn đấu và trong cuộc đời nhưng nay đành bất lực trước điều bịa đặt giả dối. Họ ngỡ ngàng lật giở những trang báo có bài viết của Bunich mà không thể nào tin nổi mắt mình. Còn những gì liên quan đến đỗi quân “giết người chuyên nghiệp” thì tôi nghĩ rằng, sau khi đọc cuốn sách này, người ta sẽ đánh giá đúng thực chất điều nhà sử học giả hiệu kia đã viết. Còn Carpukhin là người mà tác giả đã cố ý miêu tả như một kẻ sắt đá tàn bạo đợt đó lại không có mặt ở Vilnius. Các hồ sơ lưu trữ của cơ quan KGB có thể chứng thực cho điều này. Khi nhóm công tác đặc biệt đang có mặt tại Pribaltic, người ta vẫn thấy Carpukhin hàng ngày đến trụ sở làm việc tại Moxcva. Có đến hàng chục nhân chứng khẳng định điều này. Sự thực là Bunich chẳng cần đến nhân chứng lẫn vật chứng và cả sự thật. Việc vẽ ra hình ảnh bọn “đao phủ chuyên nghiệp” hẳn phải có sự chỉ đạo và là một thủ đoạn khá quen thuộc. Carpukhin bị bôi bẩn trở thành tên giết người khát máu đáng sợ đã “bắn chết tại chỗ” một trong những người thân thiết nhất của mình, con trai của người bạn cũ từ thời cùng là trung úy, khi hai người – hai sĩ quan trẻ – cùng phục vụ trong một trường sĩ quan biên phòng. Sau này Carpukhin được điều về “Alfa”, còn Victor Alecxeivich Satxki ở lại trường làm sĩ quan huấn luyện, rồi tốt nghiệp Học viện Quân sự và ở lại làm giảng viên môn chiến thuật. Nơi công tác khác nhau, nhưng tình bạn thì vẫn như xưa. Vợ chồng Carpukhin thường đến chơi nhà Satxki. Thế rồi, ngồi trong lòng “chú Vichia”, cậu bé Victor lần đầu tiên nghe thấy từ “Alfa” bí ẩn. Cậu nghe nói cả đến những máy bay nào đó mà họ giải cứu, đến những người bạn của “chú Vichia”, những tay súng thiện xạ, những võ sĩ Karate… toàn là những người đàn ông đích thực. Giờ đây không khó đoán biết mơ ước của cậu thiếu niên Victor: “Alfa” đã trở thành ngôi sao chiếu mệnh của cậu, mọi chuyện trong cuộc sống của cậu chỉ tuân phục một ước mơ: Gia nhập đội đặc nhiệm. Còn khi đã trở thành đội viên “Alfa” rồi, Victor luôn gắng làm một chiến sĩ thực thụ. Khi đi chiến dịch, “lớp người già” thường phải luôn kìm giữ chàng thanh niên hừng hực cháy bỏng này. Cũng giống như mọi thành viên gia đình Satxki: Khi xếp họ “ở nhà” thì họ trở nên khác hẳn. Có tới ba lần Victor đến gặp Carpukhin: “Chú Carpukhin! Cháu muốn làm việc. Nếu ba mẹ cháu đã nói để chú giữ cháu ở nhà, thì cũng không ổn đâu”. Đành phải đưa Victor vào quân số chiến đấu.

E. Trudexnov nói: “Cậu ấy mới về phân đội tôi, nhưng chúng tôi đã cùng nhau đi Erevan. Chuyện có báo động và phục kích thường xuyên xảy ra. Victor đã cùng chúng tôi đi bắt tên cầm

đầu khét tiếng một băng cướp lớn, và không hề run sợ. Mọi mệnh lệnh, mọi chỉ thị cậu ấy đều hoàn thành một cách chính xác. Tất nhiên là với những nhiệm vụ đầu tiên các chàng lính trẻ thường “tròn xoe mắt”, nhiều người không khỏi lo lắng. Nhưng khi lâm trận cậu ấy rất hăng hái. Một lần Victor nói: “Tất nhiên có nhiều việc chúng tôi chưa lành được, nhưng nếu anh cứ thường xuyên kìm giữ chúng tôi, thì như vậy chúng tôi sẽ không học hỏi được”. Tại Vilnius chúng tôi sống trong một địa điểm tuyển quân. Tôi nhớ ngày hôm trước khi vào trận chúng tôi chơi bóng rổ. Hôm đó Victor chơi rất hay. Cậu ấy luôn bị mọi người cản phá, nhưng phân đội 3 của chúng tôi đã thắng. Đến chiều tối thì có lệnh đi gấp tới một thị trấn ở phía Bắc. Chúng tôi đến nơi mặc áo giáp chống đạn, đội mũ sắt, kiểm tra máy bộ đàm và phân công nhiệm vụ: Ai sẽ đến điểm nào, mở cửa nào. Nhiệm vụ là: Tiến vào tắt mọi máy móc thiết bị rồi chuyển giao toàn bộ cho lực lượng dù bảo vệ.

… Chúng tôi đã đi. Không trừ một ai. Và không có ai phản đối hoặc từ chối thi hành mệnh lệnh”.

Bunich viết: “Trung uý Satxki kiên quyết từ chối tham gia những hành động liên quan tới việc giết người”. Có là kẻ điên trong thời buổi này mới ra lệnh: “Hãy đi và hãy bắn giết”. Không hề có và không thể có một lệnh nào như thế. Nếu như có ai đó muốn bắn giết cho thật nhiều những người Litva “bất kham” thì cũng chẳng cần huy động lực lượng đặc nhiệm, chỉ cần vài ba tay súng tiểu liên là đủ. Chẳng khó khăn gì để có thế hình dung ba bốn mươi con người với tiểu liên và súng máy thì có nghĩa gì trước hàng nghìn con người đứng cánh sát cánh bên nhau. Igor Bunich viết: “Đêm 13 tháng giêng, sau khi giết mười ba người, phân đội “Alfa” đã chiếm được trung tâm truyền hình Vilnius”. Họ là loại người gì đây, những chiến sĩ đặc nhiệm ấy, khi bắn vào đám đông bằng súng tiểu liên và “giết mười ba người”? Một lần nữa, chúng tôi nhấn mạnh:

Một phần của tài liệu sach-vui-sach-alfa-sieu-biet-doi-nga (Trang 124 - 129)