Hồ sơ đặc biệt KGB Tuyệt mật 01 bản

Một phần của tài liệu sach-vui-sach-alfa-sieu-biet-doi-nga (Trang 66 - 73)

“Ngày 17 tháng mười hai năm 1981. 13h30’. Thành phố Xarapul. Nước cộng hòa Xô Viết tự trị Udmurt. Hai nhân viên quân sự đơn vị 13977, binh nhì Melinieov A.G. – năm sinh 1962, Colpacbaev A. K. – năm sinh 1960, đoàn viên thanh niên cộng sản, đã bỏ gác, mang theo hai tiểu liên Kalasnicov và 120 viên đạn đến trường trung học số 12 bắt làm con tin 25 học sinh lớp 10. Bọn này yêu cầu được cấp hộ chiếu và visa xuất cảnh, đòi được đưa sang nước Mỹ hay bất cứ nước tư bản nào khác bằng máy bay. Chúng đe dọa bắn chết con tin nếu các yêu cầu không được đáp ứng. Một đơn vị đặc nhiệm thuộc Cục VII được cử đến Xarapul. Thượng tướng Chebricov V. M., Phó chủ tịch KGB trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Đội đặc nhiệm có mặt ở nơi có sự cố lúc 0h30”

… “Xarapul” là chiến dịch chống khủng bố đầu tiên sau chiến tranh Afghanistan. Các nhân viên đặc nhiệm “A” thường nhớ lại chiến dịch này với cảm giác của những người đàn ông vững vàng, dày dạn kinh nghiệm hồi tưởng bước chập chững đầu đời của mình. Đội “Alfa” sẽ phát triển số lượng, sẽ tích lũy nhiều kinh nghiệm, sẽ vũ trang bằng những phương pháp và cách thức đấu tranh tiên tiến chống chủ nghĩa khủng bố học tập từ các đội đặc nhiệm xuất sắc ở nước ngoài. Nhưng đó là chuyện của mấy năm sau… Còn vào tháng mười hai năm 1986, lệnh báo động chiến đấu toàn đội. Anh em chuẩn bị và lên đường. Số đạn dược mang theo thừa đủ để đánh nhau cả tháng… Khi trở về họ lấy làm ngạc nhiên vì đã mang theo quá nhiều như vậy trong khi thực tế đã không tốn một viên đạn nào. Nhưng làm sao trước diễn biến sự việc cơ chứ! Về sau, kinh nghiệm mới làm anh em sáng mắt ra và biết rằng nhiệm vụ chủ yếu của họ không phải là bắn thật nhiều. Bọn khủng bố bao giờ cũng sử dụng con tin làm lá chắn sống cho mình, cả trong các vụ cướp máy bay hay bất kì vụ cướp nào khác. Chẳng hạn tên Iaksians và đồng bọn của hắn đã đẩy trẻ em ra trước họng súng? Có họa điên mới bắn khi ấy. Do vậy vũ khí cần nhất ở đây phải là sự tác động tâm lí và những tính toán phối hợp chính xác. Qua phương tiện thông tin đại chúng, có nhà lãnh đạo cấp cao đã phát biểu cho rằng người ta đều có thể có lúc nhầm lẫn. Đội đặc nhiệm chống khủng bố không có quyền này. Mỗi sai lầm của họ có giá trả bằng máu, bằng sinh mạng con người. Sự kiện Thế vận hội Olympie năm 1972 với những sai lầm của đội đặc nhiệm GSG-9 chính là ví dụ minh chứng cho kết luận đó Tạp chí Paris – Match viết về sự kiện này như sau:

“… Cảnh sát Đức hi vọng đêm tối sẽ là đồng minh của họ. Làng Olympic tĩnh lặng. Cái yên lặng chết chóc: Hồi cuối vở bi kịch sắp đến. Một chiếc xe bus mini hiệu “Volksvagen” xanh đen đỗ trước khu nhà của đoàn Israel. Bọn khủng bố Palestine từ chối không nhận xe, chê quá nhỏ, ngồi trong không thể tự vệ. Một chiếc xe quân sự khác được đưa đến. Tên khủng bố Palestine chăm chú xem xét. Sau đó chín con tin tay trói quặt sau lưng bị đẩy lên xe dưới họng súng. Xe lăn bánh đến địa điểm đã định ở phía tây làng Olympic, nơi có ba chiếc trực thăng nổ máy chờ sẵn. Một cái bẫy đã dăng sẵn trong sân bay. Nhân viên đặc nhiệm với chó nghiệp vụ đi cùng đã phong toả đường băng. Những nơi khuất có các xạ thủ bắn tỉa ngón tay sẵn sàng trên cò súng. Khi có đèn tín hiệu ở máy bay lên thẳng xé màn đêm, các đèn pha xe BTR phòng không sẽ đồng thời bật sáng… Bi kịch diễn ra chớp nhoáng. Hai tên khủng bố ra khỏi máy bay lên thẳng tiến về chiếc “Boeing” để thăm dò. Đột nhiên đèn máy bay lên thẳng sáng. Có phải là tín hiệu không nhỉ? Cánh sát quét đèn pha trên đường băng. Cuộc đọ súng bắt đầu. Một quả lựu đạn nổ trong chiếc máy bay lên thẳng. Tên khủng bố đã giật kíp kết liễu đời mình và giết chết các con tin hắn đang quản. Súng bắn khắp nơi. Bốn người Israel khách chân tay bị trói nhận một loạt tiểu liên bắn gần như gí sát người. Hết sức bất ngờ, đến mức không ai trong số họ có thậm chí là một cử chỉ phản ứng tự vệ. Mọi sự kết thúc. Thất bại hoàn toàn. Mười tám giờ căng thẳng chấm dứt trong máu. Trong nỗi căm thù và cảm giác xấu hổ”.

Tấn bi kịch làm náo động thế giới. Tại Tel – Aviv, học sinh trung học tập trung biểu tình trước tòa đại sứ quán Đức. Đại sứ Đức Giexco fon Puttcameir gọi tấn bi kịch xảy ra ở Munich là “những ngày nhục nhã” của đất nước. Nước Mỹ như lên cơn sốt. Trước hàng rào sắt của đại sứ quán Đức ở Washington, William Perl – thủ lĩnh “Liên đoàn bảo vệ người Do Thái” dẫn đầu đoàn biểu tình: “Chúng tôi buộc tội chính phủ Đức cẩu thả gây ra tội ác. Chính phủ Đức phải chịu trách nhiệm trước tấn thảm kịch này!”. Những tiếng thét giận dữ chấn động Nghị viện Đức. Nước Đức đã trả giá đắt cho một chiến dịch thất bại”.

Chúng ta thật vui mừng và tự hào mà nói rằng trong lịch sử đội đặc nhiệm “Alfa” chưa hề có những vết nhơ như vậy. Và Xarapul là thành công lớn đầu tiên của đội. Tất cả con tin đều được giải thoát, còn bọn khủng bố đầu hàng, đội đặc nhiệm không tốn một viên đạn. Nhiều năm sau một tờ báo trung ương đưa tin: “Sự kiện ở Udmurd lúc đó được nhắc đến rất nhiều…“. Hôm ấy, tại một trường phổ thông, tiết học cuối cùng sắp hết, có hai gã lính mang súng xông vào lớp 10 “B” tuyên bố: “Chúng mày là con tin chúng mày sẽ được thả nếu người ta đưa máy bay cho chúng tao bay ra nước ngoài…”. Suốt tối, suốt đêm hôm đó lặp đi lặp lại bài giảng kinh khủng đó. Hàng trăm người không thể chợp mắt: Đó là các em học sinh các cha mẹ, nhân viên cảnh sát, nhân viên KGB và bên quân đội. Một số ý kiến từ phía quân đội đề nghị chiếm lớp học xe tăng tấn công. Nhưng sức mạnh không làm nên chiến thắng, mà là trí tuệ và phép tính chính xác. Trưởng phòng an ninh quận, đại úy Vladimir Orekhov đề nghị được làm con tin thay cho các em học sinh, sau đó tìm cách dàn xếp với bọn tội phạm. Cựu chủ tịch KGB của nước Cộng hoà Tự trị Udmurd là V. Deunev kể: “Orekhov suốt đêm tìm cách tiếp xúc với bọn khủng bố để thương lượng trong khi bọn cướp ngón tay đặt sẵn trên cò súng. Điều gì giúp anh chịu đựng một áp lực căng thẳng quá sức người như vậy? Dĩ nhiên là trí tuệ. Và cả sự rèn luyện thể lực phi thường nữa”. Tất cả những điều đó đều rất đúng. Đã có một nhân viên an ninh quốc gia, đại úy Orekhov và hàng chục người khác chiến đấu để giải thoát các em học sinh. Nhưng người ta lại không nhắc tên những người đã đến hiện trường vụ bắt cóc lúc 0h30’ đêm 18 tháng mười hai, và lúc 5h28’ đã tước vũ khí của bọn tội phạm. Họ là ai vậy? Sao không có lời nào tiết lộ điều này? Cũng cần nói thêm đây là một cung cách rất vô li của giới truyền thông nước ta đối với các vấn đề liên quan đến đội đặc nhiệm “Alfa”, và nó được duy trì khá lâu mãi đến sau này. Không chỉ các nhà báo có lỗi, lỗi này chủ yếu thuộc về ban lãnh đạo KGB vì họ có chủ trương đặt đội trong vòng bí mật tuyệt đối. Điều này là có thể hiểu được vì thực ra cũng không cần quảng cáo cho đội. Nhưng dù sao cũng nên có sự dung hoà để bí mật không bị tiết lộ và cũng không để cho những anh hùng với bao chiến công như vậy không được ai biết đến. Hơn nữa, nếu biết có tồn tại một đội đặc nhiệm hùng mạnh như vậy, hẳn ý định gây tội ác của bọn tội phạm có thể chùn lại chăng? Điều ấy thật là quan trọng. Trên thực tế, đội không hề được nhắc đến. Hai tên khủng bố Melinicov và Colpaebaev bỏ trạm gác đột nhập trường học. Chúng đã sắp đặt kế hoạch điềm nhiên nói là được cử đến tìm những trái mìn chống tăng hình như các em học sinh đào được và đang cất giấu đâu đó. Người gác cổng cả tin cho phép chúng vào trường. Lên đến tầng hai, bọn chúng xông vào lớp học. Colpaebaev bắn một loạt đạn lên trần nhà, tuyên bố cả lớp bị bắt làm con tin: Hai mươi lăm học sinh và một cô giáo. Đó là lúc 13h30’. Bắt đầu cuộc chiến mười sáu tiếng đồng hồ vì mạng sống của lũ trẻ. Các chuyên gia tâm lí đánh giá khoảng thời gian nửa hay một tiếng đầu tiên rất quan trọng. Người tiếp xúc ban đầu với bọn khủng bố cần biết ổn định tình hình, thương lượng lập tức và trấn an chúng. Trong các phút đầu đó, tinh thần những tên tội phạm hết sức căng thẳng, rất dễ bị kích động nguy hiểm cho tính mạng con tin. Công lao của đại úy Vladimir Orekhov, người có đủ trình độ nghiệp vụ để mở đầu cuộc đàm phán với Melinicov và Colpacbaev là rất lớn. Anh đã tỏ ra hiểu và có sự cảm thông nhất định với bọn cướp, trò chuyện khiến chúng tin cậy, không đe dọa, không thô lỗ. Đồng thời cũng cứng rắn, không dao động khi phải quyết định. Với yêu cầu được bay sang Mỹ hoặc một nước tư bản nào đó, anh nói ngay việc này hoàn toàn không đơn giản, cần phải chuẩn bị các giấy tờ cần thiết, làm hộ chiếu xuất cảnh. Tiếp đó, Melinicov và Colpacbaev buột phải bận bịu viết bản khai và các thứ giấy tờ khác, trả lời phỏng vấn. Bằng cách đó người ta đã tranh thủ được thời gian, tìm hiểu thêm thông tin về bọn tội phạm đang nắm trong tay các vũ khí nóng. Khu vực xảy ra vụ bắt cóc con tin được một trung đoàn quân cảnh vệ giám sát còn lớp học và các con đường dẫn tới đó bị nhân viên tác chiến KGB và Bộ Nội vụ ở địa phương bao vây. Đại úy Orekhov thuyết phục được bọn khủng bố trước hết thả các em nữ sinh và cô giáo, sau đó thả thêm một số em khác. Cả lớp chỉ còn bảy cậu bé trong tay bọn tội phạm. 0h30’ đội “Alfa” có mặt ở Xarapul. Họ đã làm một cuộc hành quân chớp nhoáng vào ban đêm theo con đường đóng băng trơn như mỡ từ sân bay Igiev đến. Trên đường đi họ vượt chiếc ôtô bus chở đội cảnh sát đặc biệt thuộc Bộ Nội vụ đang trên đường lao tới nơi xảy ra biến cố.

Sergei Goncharov, phó chỉ huy đội “Alfa” kể. – Khi chúng tôi đến, cảm tưởng như cả thành phố không ngủ. Dân chúng lũ lượt kéo đến ngôi trường. Một vòng người chật ních quây cổng trường, cảnh sát khó khăn lắm mới ngăn được họ. Tôi cùng đồng chí chỉ huy đội là Zaixev bước

vào phòng của ban tham mưu “tình trạng khẩn cấp” nằm ở tầng một ngôi trường. Số tướng lĩnh đông đến ngạc nhiên. Có mặt thứ trưởng Bộ Nội vụ Liên xô, các tướng lĩnh từ quân khu, từ Ijevxc đến. Tất cả đều cố gắng tham gia giải quyết. Nhưng họ không có kinh nghiệm tiến hành một chiến dịch như vậy bởi vì đây là một trong những vụ bắt cóc có vũ trang đầu tiên ở nước ta. Trong lúc ban tham mưu bàn bạc tìm giải pháp, người đứng đầu cơ quan an ninh sở tại là đại úy Orekhov đàm phán với bọn khủng bố. Chúng tôi yêu cầu cung cấp tin. Đại uý kể vắn tắt, báo trong lớp học còn bảy con tin anh đang thuyết phục bọn khủng bố tin rằng chúng sẽ được cấp hộ chiếu xuất cảnh. Hai tên tội phạm không muốn nhượng bộ. Chúng tôi lên kế hoạch chốt người vào các điểm quan trọng mặc áo giáp chống đạn mũ sắt, vũ khí. Suốt gần bốn tiếng đồng hồ với mũ sắt trên đầu, đến lúc bỏ ra, có cảm giác như mình không còn đầu nữa. Trường vắng, yên lặng đi trong hành lang các mảnh titan trên áo chống đạn chạm nhau lạch cạch, giầy nghiến ken két. Đành phải cởi giầy, mang bít tất mà đi.

Đêm khuya, ai nấy đều mệt mỏi. Bỗng cánh cửa bật mở. Chúng tôi nâng súng lên. Bọn cướp cho phép một cậu bé đi vệ sinh. Chúng tôi đưa em về ban chỉ huy hỏi vị trí ngồi của hai tên tội phạm. Chúng ngồi sau bàn giáo viên, súng chĩa vào con tin. Chúng tôi yêu cầu em trở lại lớp học và nói với bọn khủng bố là trong trường vẫn yên ắng.

Valeri Boscov, nhân viên đội đặc nhiệm “A”:

- Cuộc đàm phán khó khăn và kéo dài khá lâu đã kết thúc thắng lợi. Để đổi lấy hộ chiếu xuất cảnh, bọn khủng bố phải thả hết nốt con tin là bảy em học sinh. Kết quả chỉ còn hai tên tội phạm trong lớp. Anh em quan sát thấy một tên vung tay tuyệt vọng và hiểu chúng đã nhận ra phép tính sai lầm của mình. Nói tóm lại chúng tôi đã qua mặt chúng trong ván bài này.

Sergei Cuvưlin, nhân viên đội đặc nhiệm “A”:

- Chúng tôi đã sẵn sàng tấn công. Bỗng cánh cửa bật mở, Melinicov tay ôm súng bước ra. Tôi tiến lại gần hỏi:

- Anh cần gì?

- Tôi cần gặp đại uý Orekhov…

Tôi ngoái đầu nhìn, Zaixev đứng gần đó. Anh lắc đầu im lặng: Không gọi. - Orekhov đi rồi.

- Không, tôi yêu cầu gặp đại úy…

Tôi bước lại gần hơn, cố nói bình tĩnh: - Đề nghị bỏ súng xuống.

Hắn còn lầu bầu cái gì đó, tôi nhắc lại: - Bỏ súng xuống.

Melinicov bỏ súng xuống thật rồi lủi vào lớp đóng sập cửa lại. Đúng lúc đó Gontrarov và Zotov từ chỗ ẩn nấp chạy ra lao đến cửa. Có lẽ vì hồi hộp họ lại đẩy ngược cánh cửa vào trong. Nhưng đối với bọn khủng bố thì đây cũng là một cú sốc. Khi chúng tôi lao vào, Melinicov đứng sau cánh cửa, mặt tái mét, còn Colpacbaev kề khẩu súng lên vai, cười gằn giận dữ. Không rõ hắn ta định bắn hay chỉ dọa, lập tức khẩu súng bị đánh bật văng ra xa. Trong nháy mắt gã này đã nằm úp mặt xuống sàn nhà, tay tra trong còng. Mọi việc kết thúc, không xảy ra điều đáng tiếc nào. Mặc dù lúc đó hoàn toàn có thể cho hắn xơi một viên đạn.

Trận đánh chống khủng bố đầu tiên của đội “Alfa” đã kết thúc tốt đẹp. Không máu chảy, không tiếng súng. Chúng tôi đã thành công, bọn khủng bố còn trẻ, chưa có kinh nghiệm, yếu tâm lí. Nhưng món quà như thế sau này các chiến sĩ đội đặc nhiệm không còn được số phận dâng tặng nữa. Họ sẽ phải chạm trán mặt đối mặt với bọn tội phạm điên cuồng sành sỏi trơ tráo.

Kĩ năng tác chiến của đội viên “Alfa” thật đáng kinh ngạc. Nhiều người đã thử kiểm tra các chiến sĩ. Nhưng hầu như họ đều phải hổ thẹn, không phải chỉ vì bố trí một cuộc kiểm tra chưa có tiền lệ rất khó khăn mà còn vì các tiêu chuẩn đánh giá áp dụng cho các nhân viên KGB bình thường không phù hợp với họ. Chẳng hạn đánh giá với việc đột nhập máy bay trong nửa phút

là giỏi hay kém? Những cán bộ thâm niên trong KGB nhưng không nắm được đặc thù công tác của đội, có lẽ sẽ rất thán phục. Nhưng như vậy hoá ra không đáng thán phục chút nào. Ông Charles Becvit nhấn mạnh: “Nếu một sinh viên đại học Mỹ ngủ gật trong giờ văn học Anh, anh ta sẽ bị điểm dưới trung bình trong kì thi. Còn nếu học viên đặc nhiệm “Delta” ngủ gật trong giờ học về tác chiến tấn công, về sau chắc chắn sẽ nhận một viên đạn vào trán”. Chúng tôi không muốn kể về những chuẩn mực, những trắc nghiệm bình thường đối với nhân viên của đội. Những con số, dù rất cụ thể rõ ràng không nói hết cấp độ nghiệp vụ của họ. Các sự việc

Một phần của tài liệu sach-vui-sach-alfa-sieu-biet-doi-nga (Trang 66 - 73)