- Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp:
2.3.2. Phương hướng phát triển của nông nghiệp Việt Nam trong tương la
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới ẩm châu á, có nhiều thuận lợi cho phát triển nơng nghiệp. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên đất có hạn, dân số lại đơng, bình qn đất tự nhiên/người là 0,43 ha chỉ bằng 1/3 mức bình quân của thế giới. Mặt khác, dân số tăng nhanh làm cho diện tích đất trên đầu người ngày càng giảm. Vì thế, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là yêu cầu cần thiết đối với Việt Nam trong những năm tới (Nguyễn Thị Vòng và các cộng sự, 2001) [48].
Do đó, mục tiêu phát triển dài hạn ở nước ta về nông nghiệp là xây dựng một nền nơng nghiệp hàng hóa đa dạng, dựa trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh, áp dụng cơng nghệ mới, có khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế. Nếu giai đoạn phát triển nông nghiệp trước đây được đặc trưng bởi tăng cường mở rộng quy mơ sản xuất, thì giai đoạn phát triển sắp tới sẽ chủ yếu
dựa vào tăng hiệu quả kinh tế, tăng giá trị sản phẩm nhờ ứng dụng kỹ thuật và cải tiến phương thức quản lý. Phải đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng khai thác có hiệu quả tiềm năng từng địa phương. Xây dựng các vùng hàng hóa tập trung theo quy hoạch đồng bộ và hồn chỉnh với cơng nghệ tiên tiến, đảm bảo cân đối giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Trên cơ sở thành tựu kỹ thuật của gần 20 năm đổi mới, dựa trên những dự báo về khoa học kỹ thuật, căn cứ vào điều kiện cụ thể, phương hướng chủ yếu phát triển nông nghiệp Việt Nam trong những năm tới sẽ là:
- Tập trung vào sản xuất nông sản hàng hóa theo nhóm ngành hàng, nhóm sản phẩm (Nguyễn Điền, 2001) [17]. Xuất phát từ cơ sở dự báo cung cầu của thị trường nông sản trong nước, thế giới và dựa trên cơ sở khai thác tốt lợi thế so sánh của các vùng (Hoàng Việt, 2001) [4].
- Xác định cơ cấu sản phẩm trên cơ sở các tiềm năng tự nhiên, kinh tế xã hội của từng vùng, lấy hiệu quả kinh tế xã hội tổng hợp làm thước đo để xác định cơ cấu, tỉ lệ sản phẩm hợp lý về các chỉ tiêu, kế hoạch đối với từng nơng sản hàng hóa [17].
- Chuyển dịch nơng nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, tăng tỷ trọng cây công nghiệp, rau quả so với cây lương thực. Giảm tỷ trọng lao động nơng nghiệp xuống cịn 50%, tăng quỹ đất nơng nghiệp bình quân trên một lao động nông nghiệp [17]. Đồng thời đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, phát triển ngành nghề cơng nghiệp, dịch vụ ngồi nơng nghiệp. Mặt khác, cần phải phát triển mạnh các ngành nghề dịch vụ trong nông nghiệp để giải quyết lao động nơng nhàn (Hồng Việt, 2001) [47].
- Để khuyến khích sản xuất nơng sản hàng hóa, khuyến khích các sản phẩm xuất khẩu cần tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường và từng bước hoàn thiện nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Đặc biệt là thị trường ruộng đất, tạo sự lưu chuyển đất nông nghiệp nhằm tạo ra
các doanh nghiệp sản xuất nơng nghiệp hàng hóa với quy mơ thích hợp (Trần An Phong, 1995) [35].
- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp, cần ứng dụng đồng bộ các yếu tố khoa học cơng nghệ vào sản xuất nơng sản hàng hóa, nâng cao trình độ khoa học cơng nghệ trong sản xuất, chế biến, lưu thơng tiếp thị nơng sản hàng hóa (Hồng Thu Hà, 2001) [22].
Sản phẩm làm ra chứa đựng một lượng khoa học - kỹ thuật và tổ chức quản lý cao để không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm và tiếp cận tích cực nhất với kinh tế tri thức đang diễn ra trên tồn cầu (Nguyễn Duy Tính, 1995) [43].