- Phạm vi nghiên cứu:
4. Kết quả nghiên cứu
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Khối Châu là một huyện nằm ở phía Tây của tỉnh Hưng Yên, với tổng diện tích hành chính của huyện là 13.086,12 ha. Trung tâm huyện lỵ cách Hà Nội hơn 40 km và cách thị xã Hưng Yên (về phía Bắc) khoảng 30 km.
Toạ độ địa lý nằm trong khoảng từ 20045’ đến 20055’ vĩ độ Bắc và từ 105053’ đến 106003’ kinh độ Đông. Được giới hạn bởi:
- Phía Bắc giáp huyện Văn Giang, Yên Mỹ - Phía Nam giáp huyện Kim Động.
- Phía Đơng giáp huyện huyện Ân Thi và Kim Động
- Phía Tây giáp huyện Phú Xuyên và Thường Tín (Hà Nội), được ngăn cách bởi sơng Hồng.
Là huyện có địa hình đất đai bằng phẳng, phì nhiêu, phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau.
Trên địa bàn huyện có trục đường quốc lộ 39A và đường Dân Tiến - Hà Nội chạy qua. Với vị trí địa lý của Khoái Châu đã tạo nhiều lợi thế về giao lưu kinh tế - văn hoá - xã hội với các địa bàn trong tỉnh, với thủ đô Hà Nội và cả nước, có nhiều cơ hội thu hút đầu tư để phát triển các ngành kinh tế - xã hội thực hiện nhanh cơng nghiệp hố, hiện đại hố.
4.1.1.2. Chế độ thủy văn
Nằm trong hệ thống sông Hồng là sông lớn nhất miền Bắc nên Khối Châu có nguồn nước ngọt dồi dào, với nguồn nước phù sa đáp ứng nhu cầu về phát triển kinh tế và dân sinh của huyện, ở độ sâu 50 - 110 m huyện có nguồn nước ngầm khá tốt. Theo đánh giá sơng Hồng có lưu lượng dòng chảy 6400
m3/s, chiếm gần 15% tổng lượng nước sông của cả nước là điều kiện thuận lợi của huyện Khối Châu khơng chỉ cho sản xuất nơng nghiệp mà cịn cho phát triển cơng nghiệp, sinh hoạt và giao thông đường thủy.
Nguồn nước cung cấp phục vụ cho sinh hoạt của người dân chủ yếu là nước giếng, Thị trấn Khối Châu và thị tứ Bơ Thời (xã Hồng Tiến) được đầu tư 2 cơng trình nước sạch đã đi vào hoạt động phục vụ trên 90% dân số trong huyện dùng nguồn nước sạch từ giếng khoan.
Do Khoái Châu nằm ở vùng hạ lưu, nguồn nước phát sinh tại chỗ ít hơn nhiều so với nước chảy qua nên việc khai thác sử dụng cũng có một số hạn chế nhất định. Do không khống chế được lượng nước chảy qua nên vào mùa cạn việc khai thác sử dụng nước gặp nhiều khó khăn. Ngồi ra nguồn nước sông Hồng chứa nhiều cặn phù sa không đạt tiêu chuẩn nước cho sinh hoạt, công nghiệp nhưng lại rất tốt cho quá trình sản xuất nơng nghiệp. Đó sẽ là điều kiện tốt cho thâm canh tăng năng suất cùng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng.
4.1.1.3. Đặc điểm về khí hậu thời tiết
Huyện Khối Châu nói riêng và tỉnh Hưng Yên nói chung đều nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ và chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết trong năm được phân làm 2 mùa rõ rệt:
- Mùa hè: Nóng ẩm, mưa nhiều được kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10. - Mùa đông: Lạnh, khô hanh thường kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23 - 250C, nhiệt độ thấp hơn 200C vào các tháng từ tháng 12 đến tháng 2 dương lịch năm sau, nhiệt độ cao hơn vào các tháng từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa trung bình hàng năm là 1700 - 1800 mm, lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mưa lớn vào tháng 8, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm.
Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 20% nên cây trồng rất cần được tưới bổ sung, đầu mùa khí hậu tương đối khô, nửa cuối ẩm ướt và thường xun có mưa phùn thích hợp cho việc gieo trồng nhiều cây ngắn ngày có giá trị kinh tế nên vụ đơng đã trở thành vụ sản xuất chính của huyện.
Nhìn chung về thời tiết khí hậu của huyện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển, thuận lợi cho thâm canh tăng vụ và đa dạng cây trồng, nhất là cây rau màu thực phẩm,… cho phép Khoái Châu phát triển một nền nông nghiệp sản xuất phong phú và đa dạng.
Tuy nhiên, cũng có những khó khăn do lượng mưa phân bố không đều, vào mùa mưa thường kèm theo bão gây úng nội đồng, các hiện tượng như: giơng, bão, gió bấc,… gây trở ngại đáng kể cho sản xuất.
4.1.1.4. Hiện trạng sử dụng đất của huyện
Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất là vấn đề để đảm bảo cơ sở cho việc đánh giá tiềm năng đất để từ đó đề ra phương hướng bố trí sử dụng đất hợp lý có hiệu quả. Khối Châu là huyện lớn nhất của tỉnh Hưng Yên với diện tích tự nhiên là 13.086,12 ha, trong đó:
- Đất nơng nghiệp 8.229,26 ha chiếm 62,89% diện tích tự nhiên. - Đất phi nơng nghiệp 4.844,30 ha chiếm 37,02% diện tích tự nhiên. - Đất chưa sử dụng 12,56 ha chiếm 0,09% diện tích tự nhiên.
Qua bảng 4.1 ta thấy: Trong đất nông nghiệp chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp 7340,98 ha (89,21%), đất nuôi trồng thủy sản 887,54 ha (10,78%) và đất nông nghiệp khác 0,74 ha (0,008%) diện tích nơng nghiệp.
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Khoái Châu năm 2008
Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 13086,12 100,00
1. Đất nông nghiệp 8229,26 62,89
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 7340,98 56,09 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 6180,05 47,22 1.1.1.1 Đất trồng lúa 4147,53 31,69 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 2032,52 15,53 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 1160,93 8,87 1.2 Đất nuôi trồng thuỷ sản 887,54 6,78 1.3 Đất nông nghiệp khác 0,74 0,005
2. Đất phi nông nghiệp 4844,30 37,02
2.1 Đất ở 1189,54 9,09 2.2 Đất chuyên dùng 2838,68 21,69 2.3 Đất tơn giáo, tín ngưỡng 28,67 0,21 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 114,05 0,87 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 670,93 5,12 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 2,43 0,01
3. Đất chưa sử dụng 12,56 0,09
3.1 Đất bằng chưa sử dụng 12,56 0,09
(Nguồn: Phịng thống kê huyện Khối Châu năm 2008) [37]
Đất trồng cây hàng năm có tỷ trọng lớn trong đất sản xuất nông nghiệp 6180,05 ha (84,19%), đất trồng cây lâu năm chiếm 15,81% diện tích đất sản xuất nơng nghiệp với 1160,93 ha.
Trong đất trồng cây hàng năm, đất trồng lúa có 4147,53 ha chiếm 67,11%, đất trồng cây hàng năm khác có 2032,52 ha chiếm 32,89% diện tích đất trồng cây hàng năm.
Theo bảng 4.1 cũng cho thấy việc sử dụng đất ở Khoái Châu là triệt để, tỷ lệ đất chưa sử dụng khơng đáng kể (0,09%) chỉ có 12,56 ha trên tồn huyện. Diện tích đất chưa sử dụng phân bố rải rác, chủ yếu là các thùng đào thùng đấu.
0.09% 62.89% 62.89% 37.02% Đất nụng nghiệp Đất phi nụng nghiệp Đất chưa sử dụng
Hình 4.1. Cơ cấu sử dụng đất của huyện Khoái Châu năm 2008