Một số định hướng phát triển nền nơng nghiệp sản xuất hàng hóa

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUÁ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỀ XUẤT  GIẢI PHÁP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA  HUYỆN KHOÁI CHÂU - TỈNH HƯNG YÊN  (Trang 34 - 36)

- Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp:

2.3.4. Một số định hướng phát triển nền nơng nghiệp sản xuất hàng hóa

2.3.4.1. Định hướng phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa của một số nước

Theo Đặng Kim Sơn và Trần Công Thắng (2001) [38], khi nghiên cứu sự chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp của một số nước Đông Nam á cho thấy:

- Thái Lan: phát huy thế mạnh sẵn có, phát triển mạnh sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nơng sản theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, giảm bớt rủi ro thị trường và tăng cường đầu tư công nghệ chế biến.

- Malaixia: tập trung sản xuất hàng hóa có lợi thế cạnh tranh cao để xuất khẩu, phát triển nông nghiệp thành một lĩnh vực hiện đại và thương mại hóa cao. Tăng cường phát triển ngành chế biến gắn với sản xuất nông nghiệp dựa vào tài nguyên của từng địa phương.

- Inđơnêxia: hướng mạnh vào sản xuất hàng hóa các mặt hàng có lợi thế như: hạt tiêu, hoa quả, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tôm đông lạnh và cá ngừ ...

- Philippin: phát huy thế mạnh sẵn có, xây dựng các vùng chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến, hệ thống thơng tin, tín dụng và tiếp thị. Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu chuyển giao, áp dụng công nghệ và khuyến nông. Thay đổi chiến lược chính sách nơng nghiệp từ bảo trợ sản xuất sang tăng cường cạnh tranh.

2.3.4.2. Định hướng phát triển nền nơng nghiệp sản xuất hàng hóa của Việt Nam

ở Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) (Đảng cộng sản Việt Nam, 2001) [15] đã chỉ rõ: ”Định hướng phát triển ngành kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và kinh tế nông thơn là: cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp và nông thôn theo hướng đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, hình thành nền nơng nghiệp hàng hóa lớn phù hợp với nhu cầu của thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng ... ”. Định hướng phát triển vùng đồng bằng sông Hồng là ”Phát triển nền nơng nghiệp hàng hóa đa dạng. Cùng với lương thực đưa vụ đông thành một thế mạnh, hình thành các vùng chuyên canh rau, cây ăn quả, thịt,

hoa...” (Phan Sỹ Mẫn, Nguyễn Việt Anh, 2001) [32] đã đưa ra định hướng và tổ chức phát triển nền nơng nghiệp hàng hóa như sau:

- Phát triển mạnh sản xuất kinh doanh hàng hóa theo chiều sâu trên cơ sở đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển dịch cơ sở nơng nghiệp, khai thác lợi thế so sánh của từng vùng, gắn với bảo vệ và tái tạo tài nguyên, môi trường sinh thái. Đảm bảo an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu hàng nông sản và nguyên liệu cho thị trường trong nước đồng thời chuyển mạnh nền nông nghiệp sang sản xuất xuất khẩu.

- Tiếp tục đổi mới thể chế chính sách và có các giải pháp đồng bộ về việc tổ chức quản lý quá trình phát triển. Cụ thể:

+ Tăng cường công tác quy hoạch, tổ chức và quản lý phát triển. Quy hoạch và định hướng phát triển nông nghiệp theo từng vùng, từng tiểu vùng kinh tế - sinh thái và theo nhóm sản phẩm hàng hóa. Trước hết cần tập trung cho các vùng nông nghiệp trọng điểm, có điều kiện sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn các loại cây trồng, vật ni tạo ra sản phẩm hàng hóa chủ lực có giá trị kinh tế cao, có lợi thế xuất khẩu và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng.

+ Tăng cường đầu tư và điều chỉnh cơ cấu đầu tư thích ứng với yêu cầu thực tế phát triển nông nghiệp. Tăng cường đầu tư và hỗ trợ đầu tư cho công nghệ sau thu hoạch và phát triển công nghệ chế biến.

+ Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ kỹ thuật, phát triển hệ thống khuyến nông và các dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp.

+ Hỗ trợ và thúc đẩy phát triển các hình thức kinh tế hợp tác, liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp.

+ Tiếp tục đổi mới và hồn thiện thể chế, chính sách thị trường.

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006) (Đảng cộng sản Việt Nam, 2006) [16] đã chỉ rõ định hướng phát triển nền nông nghiệp là ”Tạo

chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp”, cụ thể là:

- Coi trọng đẩy mạnh cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa nơng nghiệp, xây dựng nơng nghiệp hàng hóa đa dạng, phát triển nhanh bền vững, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực và tạo điều kiện hình thành nền nơng nghiệp sạch. Phấn đấu giá trị tăng thêm ngành nông - lâm - ngư nghiệp tăng 3-3,2%/năm.

- Thực hiện các giải pháp đồng bộ, đặc biệt chú trọng các giải pháp có tính quyết định chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đưa nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

- Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, chuyển mạnh sang sản xuất các loại sản phẩm có thị trường và hiệu quả kinh tế cao, quy hoạch diện tích sản xuất lương thực ổn định và xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với việc chuyển giao công nghệ sản xuất và chế biến, khắc phục tình trạng sản xuất manh mún.

- Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, phục vụ xuất khẩu xà thị trường nội địa đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái.

- Đẩy mạnh nghiên cứu chuyển giao khoa học, công nghệ, tăng cường hệ thống khuyến nông, tạo ra đột phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả trong nông nghiệp.

- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp - Tăng cường nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước và đa dạng hóa các nguồn vốn để phát triển ngành nông nghiệp.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUÁ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỀ XUẤT  GIẢI PHÁP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA  HUYỆN KHOÁI CHÂU - TỈNH HƯNG YÊN  (Trang 34 - 36)